Theo thống kê của Người Đồng Hành, có 10 công ty lợi nhuận tăng "bằng lần" trong năm nửa đầu 2019.
Dẫn đầu danh sách là CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HNX:
DGC) với doanh thu 2.486 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 280,5 tỷ đồng, gấp lần lượt 9 lần và 13 lần cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do công ty tiến hành M&A sáp nhập CTCP Hóa chất Đức Giang - Lào Cai (
DGL), thông qua việc phát hành gần 57,8 triệu cổ phiếu hoán đổi.
Tổng tài sản đến cuối tháng 6 của Đức Giang hơn 4.540 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối gần 870 tỷ đồng, bên cạnh quỹ đầu tư phát triển hơn 378 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần gần 1.787 tỷ đồng.
Xếp thứ 2 trong danh sách là CTCP Tập đoàn Hà Đô (HoSE:
HDG), với doanh thu tăng 19% trong nửa đầu năm và lợi nhuận sau thuế tăng 532%, đạt gần 504 tỷ đồng, tương đương 63% kế hoạch năm. Công ty cho biết trong quý II tiếp tục bàn giao nhà của một số dự án bất động sản như Hado Centrosa Gardern tại quận 10 và Hado Riverside tại quận 12, TP HCM, đồng thời kinh doanh khách sạn đạt kết quả tốt. Điều này khiến doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao so với cùng kỳ.
Sau Hà Đô, CTCP Đầu tư Sài Gòn
VRG (UPCoM:
SIP), doanh nghiệp vừa lên sàn vào đầu tháng 6, cũng báo lợi nhuận tăng 272% trong nửa đầu năm, đạt 214 tỷ đồng với doanh thu 1.976 tỷ đồng, cao hơn 34% so vớicùng kỳ năm trước. Theo giải trình của công ty, kết quả tăng trưởng cao chủ yếu đền từ mảng dịch vụ hạ tầng. Đầu tư Sài Gòn
VRG hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) và khu dân cư, cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ liên quan.
Công ty này đang sở hữu 4 KCN với tổng diện tích thương mại 2.280 ha, trong đó 2 khu tại TPHCM và 2 khu khác ở Tây Ninh và Đồng Nai.
Xếp thứ 4 là CTCP Đầu tư Văn Phú (HoSE:
VPI) báo lợi nhuận sau thuế 21,8 tỷ đồng, tăng 270% so với cùng kỳ nhờ ghi nhận từ nguồn thu kinh doanh từ bất động sản như các dự án Thảo Điền, một số căn nhà thuộc công trình nhà ở thấp tầng các dự án The Terra Hào Nam, dự án The Terra An Hưng và công trình nhà ở thấp tầng TT37-30 dự án Khu đô thị mới Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội.
Lợi nhuận Văn Phú tăng trưởng cũng do kết quả cùng kỳ thấp còn so với kế hoạch kinh doanh năm 2019, công ty thực hiện được 14,3% chỉ tiêu doanh thu và 4% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Vị trí tiếp theo thuộc về CTCP Đầu tư Cầu đường
CII (HoSE:
LGC) ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 163% trong 6 tháng, đạt 135,5 tỷ đồng nhờ xin hoãn lại hơn 185 tỷ đồng tiền thuế phát sinh từ khoản chi phí bảo toàn vốn chủ sở hữu theo hợp đồng
BOT trong thời gian dự án thi công chưa đi vào khai thác.
Ở nửa cuối bảng xếp hạng, Đầu Tư và Phát triển Đô Thị Sài Đồng (UPCoM:
SDI) báo lãi tăng 142% lên 912 tỷ đồng, thực hiện 43% kế hoạch năm. Doanh thu thuần đạt 3.396 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ, chủ yếu đến từ chuyển nhượng bất động sản hơn 3.200 tỷ đồng.
Tập đoàn Kido (HoSE:
KDC) cũng góp mặt trong danh sách với tăng trưởng lợi nhuận 137%, đạt 47,7 tỷ đồng, tương đương 51% chỉ tiêu năm sau 6 tháng. Theo sau là CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE:
ITA) với lãi sau thuế 105 tỷ đồng, tăng 135%.
Hai vị trí cuối cùng thuộc về CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE:
CII) và CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HoSE:
BWE). Trong đó,
CII báo lợi nhuận 292 tỷ đồng, tăng 134% nhờ cùng lý do với công ty con Đầu tư Cầu đường
CII, hoãn lại hơn 183 tỷ đồng tiền thuế. Trong khi đó, Nước - Môi trường Bình Dương ghi nhận lợi nhuận 207 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ, thực hiện 61% kế hoạch năm, chủ yếu nhờ giảm chi phí tài chính do hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư gần 52 tỷ đồng.
Lê Hải
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.