Sẽ chuyển mô hình lên Tổng công ty?
Tháng 11/2018, An Phát Holdings - Tập đoàn nhựa đa ngành hàng đầu Việt Nam chính thức mua lại CTCP Nhựa Hà Nội (UPCoM:
NHH![](/ESImages/info.gif)
). An Phát Holdings (APH) đang có kế hoạch tái cấu trúc và dịch chuyển Nhựa Hà Nội lên thành mô hình công ty sở hữu nhiều thành viên, trong đó có các công ty tên tuổi của APH trong ngành công nghiệp hỗ trợ. Thế mạnh của
NHH![](/ESImages/info.gif)
vẫn được biết đến nhiều nhất là sản xuất linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô - xe máy với hàng loạt khách hàng tên tuổi như Honda, Toyota, Piaggio, SYM… Với sự M&A từ An Phát Holdings, ngành nghề kinh doanh của
NHH![](/ESImages/info.gif)
sẽ được mở rộng.
Hiện tại, thông tin từ website của Nhựa Hà Nội cho thấy các công ty thành viên là An Trung Industries, Viexim và Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác và Chế tạo khuôn mẫu Việt Nam. Trong đó, An Trung Industries hoạt động trong lĩnh vực cung ứng điện - điện tử. Xuất hiện trên thị trường từ cuối năm 2018, An Trung Industries đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ khi trở thành vendor cho các doanh nghiệp FDI toàn cầu như Samsung (Hàn Quốc), Brother (Nhật Bản).
Viexim là công ty chuyên sản xuất sản phẩm nhựa được đặt tại Hưng Yên. Thành viên còn lại - Cơ khí chính xác và Chế tạo khuôn mẫu Việt Nam, chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các loại khuôn mẫu, thiết bị chuyên dùng phục vụ công nghệ và sản xuất các sản phẩm nhựa cho ngành công nghiệp. Cũng theo nguồn tin, Nhựa Hà Nội có kế hoạch sáp nhập Công ty TNHH Sản xuất Linh kiện Nhựa Ô tô Vinfast - An Phát (VAPA), một liên doanh sản xuất linh kiện ô tô, xe máy giữa An Phát Holdings và VinFast vào hệ thống của mình.
Nhìn vào danh sách công ty thành viên, chiến lược sản phẩm của Nhựa Hà Nội sẽ tập trung vào hai mũi nhọn là ô tô - xe máy và điện - điện tử. Đây được coi là 2 ngành khó do yêu cầu đầu tư lớn, công nghệ cao, công tác R&D mạnh và nhất là phải đổi mới liên tục. Từ tháng 11/2018, công ty tái cấu trúc, mở rộng đầu tư, tăng vốn điều lệ từ 65 tỷ đồng lên 168 tỷ. Tiếp đó, đến tháng 8/2019, công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 344 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 9 tháng, quy mô vốn điều lệ của
NHH![](/ESImages/info.gif)
gấp 5,3 lần.
Cùng với việc tăng vốn, gọi vốn mới, hoạt động đầu tư cũng được đẩy mạnh nhằm mục tiêu dồn tổng lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ.
Ngoài việc sản xuất 9 triệu linh kiện nhựa/tháng, Nhựa Hà Nội cũng đang vận hành dây chuyền sản suất sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn như dao, thìa, dĩa tại nhà máy An Trung Industries để xuất sang Mỹ và châu Mĩ La tinh. Theo thống kê, nhu cầu dao, thìa, dĩa trên thế giới sẽ tăng mạnh trong thời gian tới đây do chính sách cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho An Trung Industries.
Chiến lược thứ hai là sáp nhập VAPA. Tháng 6, công ty thông qua việc đặt cọc và nhận chuyển nhượng 50% vốn điều lệ tại Linh kiện nhựa ô tô VinFast - An Phát (VAPA) từ An Phát Holdings. Báo cáo tài chính cho thấy Nhựa Hà Nội đã đặt cọc 104 tỷ đồng để chuẩn bị cho việc chuyển nhượng này. Khi đi vào hoạt động, VAPA có khả năng cung cấp bộ linh kiện nhựa cho khoảng 250.000 xe ôtô và 500.000 xe máy/năm. Dự kiến đến đầu năm 2020, VAPA sẽ được sáp nhập về Nhựa Hà Nội.
Với Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác và Chế tạo khuôn mẫu Việt Nam (VMC), Nhựa Hà Nội định hướng đưa VMC trở thành công ty sản xuất khuôn mẫu có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Một mũi nhọn nữa nâng cao năng lực sản xuất của công ty Viexim, nâng tổng sản lượng của Nhựa Hà Nội và Viexim lên 11.000 tấn trong năm nay, tăng 1.000 tấn so với năm 2018. Đồng thời, Viexim sẽ được đầu tư đồng bộ hệ thống để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng trong năm 2020.
Còn ngay chính tại nhà máy của mình đặt tại KCN Sài Đồng, Hà Nội, Nhựa Hà Nội đã đầu tư hệ thống máy ép phun và khuôn mẫu mới để nâng cao năng lực sản xuất.
Chờ đón tương lai khả quan
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019,
NHH![](/ESImages/info.gif)
đã đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trở lại với 1.130 tỷ đồng doanh thu và 67 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 9,8% và 20% so với thực hiện năm trước. Mục tiêu này được coi là “tiến 3 bước” so với việc “tạm lùi một bước” trước đó khi chấp nhận lợi nhuận sụt giảm bước đầu để đầu tư cho các dự án lớn, chờ đón kết quả khả quan.
Sự thành công rõ nhất trong năm qua là có thêm lượng khách hàng lớn, trong đó nhiều khách hàng là đối tác lâu năm, do tín nhiệm về chất lượng, dịch vụ nên mở rộng đơn hàng, kí kết hợp đồng cung ứng dịch vụ mới. Trong năm 2018, công ty hợp tác lớn với Toyota làm 30 chi tiết linh kiện ô tô, đến năm 2019 tăng thêm 14 chi tiết. Chỉ trong 1 năm, công ty được Toyota tin tưởng đặt hàng làm các chi tiết cánh cửa ô tô.
Mới đây, công ty giành được hợp đồng cung ứng linh kiện cho mảng sản xuất ô tô của Honda, hiện đang phát triển 9 chi tiết nhựa ô tô. Trước đó, từ năm 1996, Nhựa Hà Nội cung cấp linh kiện sản xuất xe máy của Honda.
Hiện tại, Nhựa Hà Nội đang hợp tác với VinFast để sản xuất ô tô và xe máy điện “made in Vietnam”.
Sau khi liên tiếp ký hợp đồng với Samsung và Brother, công ty đặt mục tiêu tập trung mạnh vào nhóm khách hàng mảng điện - điện tử và mở rộng linh kiện cung cấp, từ linh kiện nhựa đơn giản nâng cao lên linh kiện phức tạp hơn, hàm lượng công nghệ lớn hơn. Lãnh đạo doanh nghiệp mới đây cũng tiết lộ về việc sẽ đầu tư thêm dây chuyền sơn mạ phục vụ chủ yếu cho các sản phẩm ô tô, xe máy, điện - điện tử.
Với hàng loạt hoạt động tái cấu trúc và đầu tư, có thể thấy định hướng rõ rệt của Nhựa Hà Nội là trở thành Tổng công ty ép phun nhựa, đầu tàu chuyên trách mảng công nghiệp hỗ trợ của An Phát Holdings.
Thu Hằng
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.