Số liệu công bố trong tuần qua cho thấy các quỹ đầu tư chủ động giao dịch khá ảm đạm. Nổi bật nhất là quỹ Asam Asset Management (Hàn Quốc) tăng mua cổ phần CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (HoSE:
CTI). Cụ thể, Asam Vietnam Equity Balanced Hegde Fund 3 đã mua vào gần 1,8 triệu cổ phiếu
CTI trong ngày 28/8. Qua đó, nhóm quỹ Hàn Quốc tăng sở hữu lên 9,82% vốn, tương đương gần 6,2 triệu cổ phiếu
CTI.
Asam Asset Management là quỹ đầu tư có nguồn gốc từ Hàn Quốc nhưng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới tại các quốc gia khác, được thành lập vào năm 1996 với
CEO là Hubert Kim (cũng là nhà đầu tư lớn nhất nắm hơn 87% vốn). Theo giới thiệu, quỹ này đang quản lý khối tài sản 310,7 tỷ won (khoảng 260 triệu USD, gần 4.100 tỷ đồng). Các thị trường nước ngoài của quỹ là Vietnam, Thái Lan, Trung Quốc và Hong Kong…
Cơ cấu tài sản cho thấy Asam tập trung đầu tư vào trái phiếu và IPO.
Asam Vietnam được thành lập vào tháng 4/2018, thực hiện các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu doanh nghiệp và phân tích thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp có quyền chuyển đổi. Chi nhánh tại Việt Nam của quỹ tại số 92 Nguyễn Hữu Cảnh, TP
HCM.
Trước khi đầu tư vào
CTI, Asam Vietnam cũng được biết có một khoản đầu tư 200 tỷ đồng vào trái phiếu chuyển đổi của CTCP Đầu tư và Thương mại
TNG (
TNG). Mới đây nhất, thông qua Chứng khoán KIS, quỹ Hàn Quốc mua thành công 234 tỷ trái phiếu chuyển đổi của Tập đoàn Đất Xanh (
DXG) hồi tháng 6.
Về Cường Thuận IDICO, công ty mới đây cho biết sẽ mở rộng thêm một mảng chiến lược là bất động sản công nghiệp. Trong đó, dự án KCN Phước Bình 2 và 3 là chiến lược kinh doanh dài hạn mà doanh nghiệp đã theo đuổi từ năm 2015. Bên cạnh đó, công ty sẽ phát triển cụm công nghiệp Tân An (Đồng Nai), sẽ hoàn thành công tác thu hồi đất trong năm 2019.
Trong dài hạn, Cường Thuận IDICO định hướng sẽ hoạt động trong lĩnh vực
BOT, khai thác vật liệu xây dựng và vận hành KCN, cụm công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Trong đó, mảng đá xây dựng và dịch vụ xây lắp vẫn là 2 mảnh chính đóng góp khoảng 50% doanh thu công ty.
Quỹ America LLC đã bán toàn bộ 269.800 cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang (HNX:
VLA) trong ngày 28/8, tương đương với gần 25% vốn doanh nghiệp.
VLA đang ghi nhận sự thay đổi lớn về cơ cấu cổ đông. Không chỉ America LLC bán gần 25% vốn mà Chứng khoán Maybank Kim Eng cũng bán toàn bộ 121.900 cổ phiếu (tỷ lệ 11,3%) vào hôm 29/8.
Ở chiều ngược lại, CTCP Bất động sản cho thuê Minh Bảo Tín mua vào 66.600 cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn nắm 10,5% vốn. Cổ đông cá nhân Đặng Trọng Khang mua 269.800 cổ phiếu và nắm gần 25% vốn. Cổ đông Nguyễn Thành Tiến mua thêm 55.300 cổ phiếu để sở hữu 9,1% vốn.
Quỹ ngoại thoái vốn
VLA trong bối cảnh kinh doanh của doanh nghiệp đi xuống. Trong nửa đầu năm 2019, công ty lần đầu tiên thua lỗ từ khi lên sàn với mức lỗ gần 1,3 tỷ đồng. Kéo theo đó, cổ phiếu
VLA đã được bổ sung vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện ký quỹ.
Quỹ
AFC Vietnam Fund (
AFC VF Limited) đã mua vào 101.700 cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam (HNX:
SED). Sau giao dịch,
AFC VF nắm giữ hơn 7% vốn, tương đương với 701.700 cổ phiếu.
Quỹ này cũng mua vào 43.400 cổ phiếu CTCP Thuốc sát trùng Cần Thơ (HNX:
CPC) để nắm giữ 574.000 cổ phiếu, tương đương với 14,06% vốn.
Huy Lê
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.