15h30
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,16 điểm (0,12%) lên 967 điểm. Toàn sàn có 155 mã tăng, 163 mã giảm và 63 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,06 điểm (1,03%) lên 103,36 điểm. Toàn sàn có 61 mã tăng, 55 mã giảm và 54 mã đứng giá.
Các cổ phiếu trụ cột trên thị trường vẫn phân hóa mạnh và khiến các chỉ số chính tiếp tục rơi vào trạng thái giằng co.
Thanh khoản tăng so với phiên trước những vẫn duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch sàn HoSE và HNX đạt 214 triệu cổ phiếu, trị giá 4.600 tỷ đồng.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 2,19 điểm (0,23%) lên 968,03 điểm. Toàn sàn có 143 mã tăng, 134 mã giảm và 64 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,78 điểm (0,76%) lên 103,08 điểm. Toàn sàn có 44 mã tăng, 45 mã giảm và 42 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng bao gồm
ACB,
BID,
CTG,
HDB,
MBB,
TPB,
SHB và
VPB đồng loạt tăng giá. Trong đó,
ACB lên 1,7%,
MBB tăng 1,2%,
SHB tăng 1,4%,
VPB tăng 1,9%.
Thanh khoản thị trường cải thiện hơn so với phiên trước nhưng vẫn duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch đạt 117 triệu cổ phiếu, trị giá 2.000 tỷ đồng.
10h15
Các cổ phiếu ngân hàng như
ACB,
BID,
CTG,
TCB,
VCB,
VPB... đồng loạt tăng giá và giúp kéo thị trường lên trên mốc tham chiếu. Trong đó,
ACB tăng mạnh 2,6% lên 23.500 đồng/cp,
BID tăng 1,8% lên 51.000 đồng/cp,
CTG tăng 1,9% lên 23.650 đồng/cp,
VPB tăng 1,9% lên 21.000 đồng/cp.
VN-Index tăng 2,19 điểm (0,23%) lên 968,93 điểm. HNX-Index tăng 0,85 điểm (0,83%) lên 103,15 điểm.
9h20
Thị trường mở cửa phiên giao dịch mới vẫn ghi nhận diễn biến giằng co tích lũy của 2 chỉ số chính là VN-Index và HNX-Index. Các cổ phiếu trụ cột vẫn có sự phân hóa mạnh nên giao dịch trên thị trường diễn ra cân bằng. Trong đó, các cổ phiếu như
VPB,
VRE,
VCB,
BID,
CTG... tăng giá trở lại và góp phần kéo các chỉ số thị trường nhích nhẹ lên trên mốc tham chiếu.
Ở chiều ngược lại, áp lực lớn vẫn còn và đến từ các cổ phiếu như
VNM,
VJC,
SAB,
PLX... Trong đó,
VNM giảm 0,3%,
VJC giảm 0,1%,
SAB giảm 0,4%...
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ,
ROS tiếp tục giảm sàn xuống 10.550 đồng/cp và khớp lệnh hơn 671.000 đơn vị, đây đang là phiên giảm sàn thứ 5 liên tiếp của cổ phiếu này. Trong khi đó,
GAB đang có phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp lên 25.850 đồng/cp.
VN-Index tăng 0,46 điểm (0,05%) lên 966,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,2 triệu cổ phiếu, trị giá 95 tỷ đồng.
HNX-Index tăng 0,25 điểm (0,14%) lên 102,44 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,5 triệu cổ phiếu, trị giá 16 tỷ đồng.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 13/1, chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương, không bao gồm Nhật Bản, tăng 0,69%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite giảm 0,75% trong khi Shenzhen Composite tăng 1,36%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,11% nhờ lực đẩy từ cổ phiếu công nghệ. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,04% với cổ phiếu mỹ phẩm tăng nhiều nhất.
Dow Jones tăng 83,28 điểm, tương đương 0,29%, lên 28.907,05 điểm. S&P 500 tăng 22,78 điểm, tương đương 0,7%, lên 3.288,13 điểm. Nasdaq tăng 95,07 điểm, tương đương 1,04%, lên 9.273,93 điểm. Cổ phiếu Apple, Facebook, Netflix, Microsoft và Amazon đóng góp nhiều nhất để S&P 500 và Nasdaq tiếp tục lập đỉnh lịch sử. Giá cổ phiếu Apple tăng 2,14%, cổ phiếu Alphabet tăng 0,8%.
Trong báo cáo bán niên gửi quốc hội ngày 13/1, Bộ Tài chính Mỹ cho biết “vào thời điểm này”, họ không phát hiện đối tác thương mại lớn nào, bao gồm cả Trung Quốc, vi phạm các tiêu chuẩn để bị coi là thao túng tiền tệ. Thay vào đó, cơ quan này xếp Trung Quốc cùng 9 đối tác thương mại khác, như Đức, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, vào danh sách theo dõi. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tuyên bố coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ hồi tháng 8/2019, thời điểm căng thẳng thương mại song phương leo thang và nhân dân tệ (CNY) giảm giá so với
USD vượt mốc 7 CNY đổi 1
USD. Lần gần nhất Mỹ làm như vậy là năm 1994.
Giá dầu Brent tương lai giảm 78 cent xuống 64,2
USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 96 cent xuống 58,08
USD/thùng. Biên lợi nhuận mỏng của các sản phẩm lọc dầu đã ảnh hưởng đến giá dầu thô, theo giới phân tích.
Thị trường diễn biến lình xình đi ngang với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ cột trong phiên 13/1. Nhiều cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh giảm mạnh sau một số phiên bứt phá. Khối ngoại giao dịch vẫn có phần tích cực khi tiếp tục mua ròng ở sàn HoSE trong khi bán ròng trên 2 sàn còn lại. Tính tổng cộng, khối ngoại mua vào 15,4 triệu cổ phiếu, trị giá 564 tỷ đồng, trong khi bán ra 13,5 triệu cổ phiếu, trị giá 499 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 1,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 64,7 tỷ đồng.
VN-Index được BVSC dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực từ vùng kháng cự 969-972 điểm trong ngắn hạn. Thị trường có thể chịu áp lực giảm điểm về vùng hỗ trợ 960-963 điểm và hồi phục tăng điểm trở lại trong phiên kế tiếp.
Theo
MBS, thanh khoản thấp và sự không đồng thuận của các nhóm cổ phiếu lớn là nguyên nhân khiến thị trường trượt dốc về cuối phiên, nhịp rung lắc có thể tiếp diễn ở xung quanh mốc 960 điểm trong các phiên tới.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.