• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 0,00/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 8:45:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   0,00/0,00%  |   HNX-INDEX   221,76   0,00/0,00%  |   UPCOM-INDEX   91,50   0,00/0,00%  |   VN30   1.286,67   0,00/0,00%  |   HNX30   469,81   0,00/0,00%
22 Tháng Mười Một 2024 8:53:53 SA - Mở cửa
BVSC: Tỷ giá dự báo tăng tối đa 2%, lãi suất ổn định trong 2020
Nguồn tin: Người đồng hành | 02/01/2020 1:26:19 CH
Theo báo cáo triển vọng ngân hàng năm 2020, công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) năm 2019-2020, tăng trưởng tín dụng và M2 tiếp tục dao động trong khoảng trên nên rủi ro lạm phát tiền tệ không lớn. Trong khi đó, mức tăng lương 2020 thấp 7,3% nên rủi ro lạm phát do cầu kéo không cao.

 
Nguồn: BVSC.
 
Rủi ro lớn nhất sẽ đến từ lạm phát chi phí đẩy với giá thịt lợn tăng cao do dịch bệnh. Tuy nhiên, rủi ro này có thể sẽ vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ do không chịu cộng hưởng bởi yếu tố cầu kéo. 
 
Mặt bằng lãi suất huy động có diễn biến tăng (khoảng 20 điểm, chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần trung và nhỏ) trong 10 tháng đầu năm 2019 trước khi giảm mạnh trong tháng 11 do quyết định điều chỉnh trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
 
Thách thức lớn cho việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2020 đến từ xu hướng bật tăng trở lại của lạm phát. Dù CPI có thể sẽ không tăng cao lên mức quá rủi ro nhưng cũng là một trở ngại khiến NHNN khó mạnh tay trong việc cắt giảm thêm các loại lãi suất điều hành như trần lãi suất huy động, lãi suất OMO, lãi suất tín phiếu…, nhất là trong nửa đầu 2020.
 
Trên cơ sở đó, BVSC dự báo mặt bằng lãi suất năm 2020 nhiều khả năng sẽ ổn định, không tăng thêm so với cuối 2019. Trong kịch bản lạm phát hạ nhiệt dần trong nửa cuối 2020, NHNN sẽ có dư địa để xem xét cắt giảm các loại lãi suất điều hành nếu tăng trưởng GDP chậm lại đáng kể.

 
Nguồn: BVSC
 
Mặt bằng lãi suất huy động nói chung sẽ vẫn duy trì ở mức như hiện tại, khó có khả năng giảm sâu tại các ngân hàng chưa đáp ứng được các yêu cầu về hệ số an toàn vốn (bắt đầu từ 2020, Basel II tiêu chuẩn được áp dụng cho toàn bộ hệ thống và hiện mới chỉ có khoảng 18/38 ngân hàng đạt chuẩn này) cũng như lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ mức 40% hiện nay về mức 30% kể từ 1/10/2022.
 
Tỷ giá chịu áp lực từ sự yếu đi của NDT
 
Việt Nam có cán cân thanh toán tổng thể thặng dư kể từ năm 2016 đến nay là đặc điểm khác biệt so với năm 2015 và 2007-2011 (giai đoạn VND mất giá mạnh). Sự thặng dư đến từ cả cán cân vãng lai và cán cân vốn. Dự báo cán cân thanh toán tổng thể sẽ tiếp tục thặng dư ở mức cao trong năm 2020, chủ yếu nhờ xuất siêu, dòng vốn FDI và nguồn kiều hối ổn định. 
 
Áp lực đối với tỷ giá năm 2020 sẽ đến từ xu hướng tiếp tục yếu đi của đồng nhân dân tệ (dự báo sẽ mất giá thêm 3-4% nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang) và các đồng tiền thị trường mới nổi khác khiến sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam giảm. Tuy nhiên, rủi ro Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách “thao túng tiền tệ” là một rủi ro lớn, buộc NHNN phải thận trọng trong việc giảm giá mạnh VND. Dự báo VND sẽ giảm giá tối đa khoảng 2% trong năm 2020. 

 
Nguồn: BVSC
 
Đến nay, Việt Nam có một lần điều chỉnh giảm 0,25% lãi suất điều hành vào tháng 9/2019 (ít hơn so với các nước trong khu vực). Hiện dư địa để Việt Nam cắt giảm tiếp lãi suất điều hành (trong trường hợp kinh tế tăng trưởng thấp dưới mục tiêu) là khá nhiều. Mặc dù vậy, tác động của việc giảm lãi suất điều hành đến mặt bằng lãi suất cho vay ở Việt Nam là khá hạn chế.
 
Ngoài ra, 2 yếu tố là lộ trình kiểm soát rủi ro (tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ được giảm dần từ mức 40% hiện nay xuống 30% kể từ đầu 2022) và nâng cao năng lực tài chính (áp dụng chuẩn Basel II phương thức tiêu chuẩn từ đầu 2020) cho hệ thống ngân hàng sẽ vẫn khiến mặt bằng lãi suất huy động khó giảm mạnh trong 2-3 năm tới.
 
Về trung hạn, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong 2-3 năm tới sẽ duy trì ở 12-14% do Chính phủ vẫn đang kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy hạn mức chung cho hệ thống không được nới thêm nhưng việc phân bổ tín dụng cho từng ngân hàng sẽ theo hướng thị trường hơn, dựa vào mức độ đủ vốn và khả năng quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng thay vì “cào bằng” tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống.
 
Lê Hải
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.