• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.257,53 +0,12/+0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:15:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.257,53   +0,12/+0,01%  |   HNX-INDEX   225,11   +0,42/+0,19%  |   UPCOM-INDEX   91,91   -0,15/-0,16%  |   VN30   1.329,77   +0,15/+0,01%  |   HNX30   483,74   +2,35/+0,49%
25 Tháng Mười 2024 11:24:39 SA - Mở cửa
Nóng bỏng thị trường đồ uống từ nước trái cây đóng chai
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 17/11/2020 2:29:51 CH

Thị trường xuất hiện thêm nhiều "tân binh", sản phẩm gần giống nhau đang khiến cạnh tranh trong ngành đồ uống từ nước trái cây đóng chai trở nên ngày càng khốc liệt, đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt của mỗi doanh nghiệp nếu muốn giành và giữ thị phần.

Cách đây 5 năm, Betrimex tung ra thị trường sản phẩm nước dừa đóng hộp đầu tiên với thương hiệu Cocoxim, được xem là bước ngoặt thay đổi thói quen sử dụng nước dừa tươi của người dùng Việt Nam.
 
Thêm nhiều "tân binh"
 
Những tưởng Betrimex sẽ được "một mình một chợ", song ngay sau đó, rất nhiều sản phẩm nước dừa đóng hộp khác cũng nhảy vào "cuộc chơi", trong đó nổi lên 2 cái tên đình đám là Vietcoco (Công ty Lương Quới) và Coco Fresh (Vinamilk).

 
Cạnh tranh thị phần đồ uống từ nước trái cây đóng chai ngày càng khốc liệt. 
 
Đáng chú ý, các sản phẩm nước dừa đóng hộp ra đời sau lại có giá thấp hơn sản phẩm Cocoxim, với mục đích tìm kiếm lợi thế cạnh tranh. 
 
Sự cạnh tranh không chỉ xảy ra ở nước dừa đóng hộp, mà cũng là thực tế trong toàn ngành đồ uống từ nước trái cây. Những "ông lớn" trong ngành sữa, dược... đang nhìn thấy cơ hội này và nhảy vào tìm kiếm thị phần. Đơn cử, Tập đoàn TH đã cho ra mắt thức uống mới từ sữa và trái cây - TH true Juice milk làm từ nguyên liệu là trái cây tự nhiên với điểm nhấn bao bì xây dựng nhắm đến đối tượng trẻ, năng động... trở thành đối thủ "đáng gờm" vì lợi thế thương hiệu sẵn có.
 
Chị Phương Lan (Hoàng Cầu, Hà Nội) chia sẻ: Bản thân chị rất ưa chuộng sử dụng các loại đồ uống từ trái cây đóng chai vì khá tiện lợi. Tuy nhiên, hiện nay dù khá quen trong việc lựa chọn sản phẩm nhưng đôi khi chị cứ như "lạc vào ma trận" bởi có quá nhiều sản phẩm được trưng bày trong quầy kệ siêu thị, với mức giá không cách biệt nhiều.
 
Theo dự báo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, doanh thu ngành nước giải khát của Việt Nam năm 2020 có thể đạt tới 5,8 tỷ USD và tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 là 6,3%.
 
Trong khi đó, Nielsen tính toán, năm 2022, Việt Nam có khoảng 33 triệu người được xếp vào tầng lớp trung lưu thành thị và sẽ tăng lên 95 triệu người vào năm 2030. Tầng lớp trung lưu bao gồm các hộ gia đình có mức chi tiêu dùng trên 15 USD/người/ngày, trong đó 30-40% thu nhập được chi tiêu vào thức uống và thực phẩm. Theo đó, những loại đồ uống phục vụ cho nhu cầu sức khỏe như đồ uống từ nước trái cây luôn được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng.
 
"Biết người, biết ta" mới trụ vững
 
Nhìn thấy tiềm năng ở phân khúc đồ uống từ nước trái cây đóng chai, nguyên liệu thiên nhiên, ông Trần Hoàng Thụy đã quyết định nghỉ việc ở một doanh nghiệp (DN) sản xuất nước giải khát lớn để quyết định thành lập DN chuyên sản xuất sản xuất nước ép trái cây ở Đồng Nai.
 
“Là DN nhỏ, quy mô và tiềm lực không lớn, chúng tôi chọn cách đa dạng hóa sản phẩm, liên tục đưa ra những mặt hàng mới và không đối đầu với các công ty lớn. Đây là cách làm riêng để tồn tại và phát triển DN trong thời buổi khó khăn, nhất là dưới tác động của dịch Covid-19 khiến nhu cầu thị trường sụt giảm”, ông Thụy chia sẻ thêm.
 
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 10 và 10 tháng năm 2020, sản xuất kinh doanh của ngành đồ uống gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của dịch Covid-19. Chỉ số sản xuất của ngành 10 tháng giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước.
 
Tuy nhiên, Bộ Công Thương vẫn nhận định, thực phẩm - đồ uống nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh, luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Dự báo, ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng từ 5 - 6% trong giai đoạn 2020 - 2025.
 
Theo các chuyên gia, hiện nay, thực phẩm - đồ uống Việt Nam nói chung và đồ uống trái cây mới chỉ có các thương hiệu đơn lẻ, mà chưa có một thương hiệu bao trùm cho ngành để tạo được sức mạnh làm thay đổi nhận thức quốc tế. Do đó, để xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm - đồ uống thành công, các DN Việt Nam phải có những định vị sự khác biệt so với các đơn vị khác về sản phẩm, chất lượng. Đặc biệt, phải có chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu bài bản, thường xuyên. Điều này không chỉ giúp sản phẩm cạnh tranh tốt ở "sân nhà" mà còn hướng tới xuất khẩu.
 
Quay trở lại câu chuyện nước dừa đóng hộp, một chuyên gia thương hiệu cho rằng, để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, các thương hiệu cần đầu tư vào bao bì để nhấn mạnh độ tươi của sản phẩm, cũng như tạo thêm được nhiều sản phẩm đa dạng nhắm vào nhu cầu của khách hàng thì mới có thể giành chiến thắng, kể cả những DN đã đi trước. 
 
Với các DN nhỏ, việc cạnh tranh với các "ông lớn" đã có thương hiệu là khá khó khăn, vì vậy cần phải lựa chọn thị trường ngách, lợi thế vượt trội của mình để tham gia thị trường đầy khốc liệt này.