15h00
Về cuối phiên giao dịch, đà hồi phục của các chỉ số vẫn được giữ vững khi hàng loạt cổ phiếu ngân hàng bứt phá, trong đó, VIB tăng trần lên 29.500 đồng/cp và khớp lệnh 3,3 triệu cổ phiếu, STB tăng 5,5% lên 15.450 đồng/cp,
VPB tăng 4,1% lên 27.900 đồng/cp và khớp lệnh 11 triệu cổ phiếu, MBB tăng 2,5% lên 20.850 đồng/cp và khớp lệnh 20,4 triệu cổ phiếu.
Một số cổ phiếu lớn như VNM, SAB, MSN, VIC, VHM... cũng lấy lại được sắc xanh và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.
Chốt phiên VN-Index tăng 5,79 điểm (0,58%) lên 1.008,87 điểm. Toàn sàn có 221 mã tăng, 199 mã giảm và 76 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,23 điểm (0,83%) lên 148,93 điểm. Toàn sàn có 103 mã tăng, 61 mã giảm và 60 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,91 điểm (1,36%) lên 67,81 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 696,6 triệu cổ phiếu, trị giá 13.573 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.400 tỷ đồng. HSG có giao dịch thỏa thuận 10,7 triệu cổ phiếu ở mức giá sàn 16.750 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị giao dịch là 179 tỷ đồng. Như vậy, trong 2 phiên 26/11 và 1/12, HSG thỏa thuận tổng cộng 30 triệu cổ phiếu, đúng bằng lượng cổ phiếu mà Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen, công ty của Chủ tịch Lê Phước Vũ đăng ký bán ra trước đó.
14h10
Khá nhiều cổ phiếu ngân hàng gồm VIB, STB,
VPB,
SHB, MBB, HDB... đồng loạt tăng giá mạnh và góp phần giúp kéo các chỉ số đảo chiều. VIB tăng 6% lên 29.250 đồng/cp và khớp lệnh 2,3 triệu cổ phiếu, STB tăng 5,5% lên 15.450 đồng/cp và khớp lệnh 35 triệu cổ phiếu,
VPB tăng 2,6% lên 27.500 đồng/cp,
SHB tăng 2,4% lên 17.400 đồng/cp và khớp lệnh 17 triệu cổ phiếu, MBB tăng 2,2% lên 20.800 đồng/cp.
VN-Index tăng 5,53 điểm (0,55%) lên 1.008,61 điểm. HNX-Index tăng 1,11 điểm (0,75%) lên 148,81 điểm. UPCoM-Index tăng 0,7 điểm (1,05%) lên 67,6 điểm.
11h30
Về cuối phiên sáng, đà giảm của các chỉ số được thu hẹp lại đáng kể. VN-Index tạm dừng phiên sáng giảm 6,53 điểm (-0,65%) xuống 996,55 điểm. Toàn sàn có 104 mã tăng, 317 mã giảm và 51 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,13%) xuống 147,51 điểm. Toàn sàn có 55 mã tăng, 74 mã giảm và 58 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,3%) xuống 66,7 điểm.
Một số cổ phiếu ngân hàng như VIB, STB,
SHB, MBB,
VPB hay CTG đều được kéo lên trên mốc tham chiếu và góp phần giúp thu hẹp đáng kể đà giảm của các chỉ số. Trong đó, VIB tăng 5,4% lên 29.100 đồng/cp, STB tăng 3,4% lên 15.150 đồng/cp,
SHB tăng 1,2% lên 17.200 đồng/cp, MBB tăng 1% lên 20.550 đồng/cp.
Bên cạnh đó, một số cổ phiếu lớn khác như VNM, VCG... cũng nhích lên trên mốc tham chiếu.
Thanh khoản vẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 405 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 7.700 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận 578 tỷ đồng. Khối ngoại sàn HoSE bán ròng khoảng 290 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
9h40
VPB giảm 1,1% xuống 26.500 đồng/cp và khớp lệnh hơn 2 triệu cổ phiếu. VPBank thông báo phát hành 17 triệu cổ phiếu
VPB theo chương trình lựa chọn cho cán bộ nhân viên (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp. Theo danh sách cổ đông nội bộ và người có liên quan tham gia đợt phát hành, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc được phân phối nhiều nhất - hơn 5,6 triệu cổ phiếu. Dự kiến ông Vinh nắm giữ hơn 38 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,5% sau giao dịch.
9h30
Chiều tối hôm qua (30/11), TP
HCM ghi nhận thông tin có ca dương tính Covid-19 lây nhiễm từ người cách ly. Thông tin trên ngay lập tức tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư khiến lực bán tăng vọt ngay khi vừa mở cửa phiên giao dịch đầu tháng 11. Hàng loạt cổ phiếu trụ cột đều giảm sâu và tạo áp lực rất lớn lên các chỉ số. Có thời điểm VN-Index giảm đến hơn 13 điểm xuống chỉ còn 989,6 điểm.
Dù vậy, khác với các lần bùng phát dịch Covid-19 trước đó, tâm lý nhà đầu tư nhanh chóng ổn định trở lại và giúp phần nào thu hẹp đà giảm của các chỉ số. Hiện tại, VN-Index giảm 7,45 điểm (-0,74%) xuống 995,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 91 triệu cổ phiếu, trị giá 1.868 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,01 điểm (-0,68%) xuống 146,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,3 triệu cổ phiếu, trị giá 227 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (0,46%) lên 67,21 điểm.
Nhóm cổ phiếu hàng không và dịch vụ hàng không đều chìm trong sắc đỏ.
MAS giảm 2,2%,
ACV giảm 1,5%,
HVN giảm 1,5%.
Thị trường bất ngờ giảm mạnh vào cuối phiên hôm qua trước áp lực bán lớn ở nhiều cổ phiếu trụ cột. Thanh khoản trên hai sàn niêm yết tăng so với phiên cuối tuần trước và cao hơn mức trung bình 20 phiên với giá trị giao dịch đạt 12.463 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch 603 triệu cổ phiếu, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm 2.255 tỷ đồng. Khối ngoại giao dịch tích cực hơn với việc mua ròng 134 tỷ đồng.
VN-Index được Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo sẽ có diễn biến giằng co quanh ngưỡng 1.000 điểm trong một vài phiên kế tiếp.
Theo Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (
SHS), VN-Index có thể sẽ tiếp tục diễn ra những rung lắc khi áp lực chốt lời gia tăng trong vùng kháng cự 1.000-1.030 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 30/11, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 271,73 điểm, tương đương 0,9%, xuống 29.638,64 điểm, trong phiên có lúc giảm hơn 400 điểm. S&P 500 giảm 16,72 điểm, tương đương 0,46%, xuống 3.621,63 điểm. Nasdaq giảm 7,11 điểm, tương đương 0,058%, xuống 12.198,74 điểm. Chốt tháng 11, Dow Jones tăng 11,84%, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/1987 và là tháng 11 tốt nhất kể từ năm 1928. S&P 500 tăng 10,75%, Nasdaq tăng 11%, đều nhiều nhất kể từ tháng 4.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 1,51%. Thị trường Trung Quốc đảo chiều, đi xuống vào cuối phiên với Shanghai Composite giảm 0,49%, Shenzhen Component giảm 0,152%. Hang Seng của Hong Kong giảm 2,06%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,79%, Topix giảm 1,77%.
Doanh số bán lẻ tại Nhật Bản tháng 10 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, như dự báo từ thị trường. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,6%. Thị trường Australia cũng đi xuống với ASX 200 giảm 1,26%. Thị trường Ấn Độ nghỉ lễ.
Giá dầu Brent giao tháng 1, đáo hạn ngày 30/11, giảm 59 cent, tương đương 1,2%, xuống 47,59 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 2 giảm 37 cent xuống 47,88 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 19 cent, tương đương 0,4%, xuống 45,34 USD/thùng.