Chính phủ đã có hướng dẫn về việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản khu bay giao cho ACV.
ACV sẽ rộng đường niêm yết HoSE khi giải quyết xong vấn đề khu bay và quyết toán cổ phần hóa.
ACV cũng đang triển khai họp bất thường về phương án đầu tư sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Thủ tướng vừa đồng ý giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM:
ACV) quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không (khu bay) do Nhà nước đầu tư tại 22 sân bay đến hết năm 2025, theo phương thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo tính toán của
ACV, tài sản khu bay gồm đường băng, đường lăn, sân đỗ, hệ thống hỗ trợ hạ cánh… tại 22 sân bay do Nhà nước đầu tư có giá trị khoảng 8.550 tỷ đồng (dự án nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang được thực hiện với giá trị hơn 4.000 tỷ đồng). Đồng thời, vật tư thiết bị dự phòng trị giá 2.785 tỷ, hệ thống khí tượng hơn 380 tỷ đồng.
Khi
ACV cổ phần hóa, các tài sản trên vẫn thuộc Nhà nước, không tính vào giá trị doanh nghiệp. Do đó, khi đường băng, đường lăn hư hỏng xuống cấp mà chưa có ngân sách để nâng cấp,
ACV muốn bỏ tiền sửa chữa lại cũng không được phép. Bởi theo quy định pháp luật, tài sản khu bay do nhà nước quản lý phải sử dụng vốn ngân sách để sửa chữa, nâng cấp.
ACV đã được gỡ rối về việc quản lý, khai thác tài sản khu bay.
Rộng đường niêm yết lên HoSE
Theo đánh giá của một số công ty chứng khoán, việc
ACV được quản lý và sử dụng tài sản khu bay mang lại nhiều ý nghĩa và gỡ thêm "nút thắt" trong tiến trình niêm yết cổ phiếu cảng hàng không này.
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định cơ chế này giúp loại bỏ một trong những “vấn đề nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán của
ACV, điều này sẽ mở đường cho doanh nghiệp chuyển sang giao dịch trên sàn HoSE.
Chứng khoán TP HCM (HSC) cho rằng kết luận mới có tác động rất nhỏ lên báo cáo hoạt động kinh doanh của
ACV. Tuy nhiên, việc hợp nhất tài sản khu bay giúp tăng quy mô doanh thu so với các công ty cùng ngành trong khu vực và tăng thêm khả năng huy động vốn ngân hàng để tài trợ cho các dự án đầu tư, mở rộng mới. HSC tin rằng điều này cũng mở đường cho kế hoạch chuyển sàn, dự kiến có thể niêm yết trong năm 2021.
Hiện chưa có nhiều thông tin về kế hoạch hợp nhất tài sản, nhưng theo HSC, Chính phủ có khả năng cho phép
ACV được tăng vốn điều lệ. Trong trường hợp đó,
ACV có thể phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Nhà nước sẽ góp vốn bằng tài sản khu bay giao cho
ACV trong khi cổ đông khác góp bằng tiền mặt.
ACV được cổ phần hóa cuối năm 2015 và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần đầu năm 2016 với vốn điều lệ 21.771 tỷ đồng; Bộ Giao thông Vận tải là cổ đông lớn nhất nắm giữ 95,4%. Doanh nghiệp đưa cổ phiếu giao dịch trên UPCoM từ 21/11/2016 đến nay.
Là doanh nghiệp quy mô lớn trên thị trường chứng khoán nhưng hiện
ACV vẫn chưa đủ điều kiện để có thể niêm yết trên HoSE. Một trong những khúc mắc của đơn vị này là báo cáo tài chính kiểm toán vẫn còn ý kiến nhấn mạnh.
Hai vấn đề nhấn mạnh còn tồn tại là việc quản lý tài sản khu bay (hiện đã có hướng dẫn của Chính phủ). Vấn đề còn lại tổng công ty vẫn chưa nhận được quyết định phê duyệt quyết toán cổ phần hóa của cơ quan nhà nước về bàn giao số liệu vào ngày 31/3/2016.
Trong đó vấn đề khu là trở ngại chính đã được gỡ rối. Vấn đề quyết toán cổ phần hóa lại là một vấn đề thứ yếu, bởi PV Power (HoSE: POW) cũng có thể chuyển niêm yết sang HoSE mà không cần hoàn tất quyết toán cổ phần hóa.
Với thị giá quanh 73.100 đồng/cp (ngày 8/12), vốn hóa thị trường của
ACV hiện khoảng 160.000 tỷ đồng, cao nhất trên sàn UPCoM và HNX và lọt top 5 vốn hóa trên HoSE.
Họp bất thường về phương án đầu tư sân bay Long Thành
Không chỉ được gỡ rối về cơ chế khu bay,
ACV còn nhận được nhiều thông tin tích cực từ dự án sân bay quốc tế Long Thành khi được chọn làm chủ đầu tư Dự án thành phần 3 - Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
ACV đang triển khai họp bất thường để bàn chi tiết vấn đề này. Cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 15/12.
ACV dự họp bất thường về phương án đầu tư sân bay Long Thành vào ngày 15/12.
Dự án thành phần 3 bao gồm việc xây dựng bổ sung các công trình thiết yếu tại sân bay như cơ sở hạ tầng ban đầu, khu bay, sân đỗ, nhà ga hành khách và hàng hóa… Tổng vốn đầu tư dự kiến 99.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp và vay ngân hàng.
Theo báo cáo của chứng khoán VNDirect, mức vốn đầu tư này gấp 1,7 lần tổng tài sản của
ACV vào cuối quý III. Do đó, doanh nghiệp dự kiến bố trí tài chính cho giai đoạn 1 bằng 36.000 tỷ đồng tiền mặt hiện có và dòng tiền tích luỹ trong giai đoạn 2020-2025; đồng thời doanh nghiệp có thể phải vay khoảng 60.000 tỷ đồng thông qua ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu trong 5 năm tới.
Trong khi đó Chủ tịch
ACV Lại Xuân Thanh từng cho biết ngoài tiền mặt, phần vốn đầu tư còn lại sẽ được huy động bằng nhiều hình thức như vay thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp thị trường trong nước và quốc tế... Hiện có 12 tổ chức ký biên bản ghi nhớ về mong muốn tài trợ cho dự án với tổng giá trị đề xuất hơn 143.000 tỷ đồng, nhiều hơn nhu cầu vốn cần huy động.
VNDirect đánh giá dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 nếu hoàn thành đúng tiến độ vào năm 2025,
ACV sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh sau đó một năm. Đến khi hoạt động hết công suất vào 2030, dự án đóng góp 5,4% và 19,8% tổng sản lượng hành khách trong nước và quốc tế của doanh nghiệp.