• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.323,05 +7,90/+0,60%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:10:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.323,05   +7,90/+0,60%  |   HNX-INDEX   217,46   -0,24/-0,11%  |   UPCOM-INDEX   95,83   +0,14/+0,15%  |   VN30   1.419,36   +11,84/+0,84%  |   HNX30   431,03   -1,78/-0,41%
21 Tháng Năm 2025 6:02:10 CH - Mở cửa
Hàng triệu người ‘ngóng’ cơ chế đặc thù cởi trói nguồn cung nhà ở xã hội
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 21/05/2025 8:37:54 SA

Trong bối cảnh nhà ở thương mại liên tục leo thang, hàng triệu người đang nín thở chờ đợi khi Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, sáng ngày 20/5.

Trình bày dự thảo, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho hay dù đạt được một số kết quả quan trọng, nhưng việc phát triển nhà ở xã hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Đến nay, các địa phương mới hoàn thành chưa đến 16% mục tiêu đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội dành cho công nhân, người thu nhập thấp giai đoạn 2021-2030.

Chờ cơ chế đặc thù

Trong bối cảnh đó, Dự thảo nghị quyết của Chính phủ đề xuất đơn giản hóa nhiều thủ tục để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, khơi thông nguồn cung nhà ở xã hội.

Cụ thể, với dự án nhà ở xã hội đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao chủ đầu tư mà không cần đấu thầu.

Chính sách về giá bán/thuê nhà ở xã hội trong dự thảo nghị quyết cũng được quan tâm. Việc thẩm định giá nhà ở xã hội gặp khó khăn do chưa xác định chính xác các chi phí đầu tư xây dựng nhà ở và hạ tầng (nếu có), tổ chức bán hàng, quản lý doanh nghiệp...

Hàng triệu người đang chờ nguồn cung nhà ở xã hội tăng trong thời gian tới.

Thực tế hiện nay, địa phương thẩm định giá nhà ở xã hội hai lần, gồm lần 1 tạm tính khi chủ đầu tư gửi hồ sơ; lần 2 sau khi dự án hoàn thành, căn cứ kết quả kiểm toán quyết toán. Việc này dẫn đến kéo dài thời gian, gây áp lực lên cả chủ đầu tư và cơ quan chức năng.

Từ đó dự thảo nghị quyết đề xuất căn cứ phương pháp xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội và lợi nhuận định mức theo quy định của pháp luật về nhà ở, chủ đầu tư tự xây dựng, thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực về hoạt động xây dựng để thẩm tra trước khi chủ đầu tư phê duyệt giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội.

Bên cạnh “cởi trói” về thẩm định giá, dự thảo cũng đề xuất nới các điều kiện mua nhà ở xã hội. Theo quy định hiện hành, người được hưởng chính sách nhà ở xã hội phải chưa sở hữu nhà ở tại tỉnh, thành phố nơi có dự án; chưa từng mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp đã có nhà, diện tích bình quân đầu người phải thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.

Quy định này bộc lộ nhiều bất cập. Ở những tỉnh thành có địa giới hành chính rộng, nhiều người ở nông thôn, làm việc ở đô thị xa nhà, cần mua/thuê mua nhà ở xã hội nhưng không đáp ứng điều kiện hiện hành do đã sở hữu nhà ở trong tỉnh.

Mặt khác, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cũng khiến việc xác định đối tượng mua nhà thêm phức tạp. Sau khi sáp nhập, nhiều người trước đây đủ điều kiện nay lại không đủ.

Trước thực tế này, Chính phủ đề xuất tại các tỉnh, thành được sắp xếp lại, việc xác định điều kiện hưởng chính sách nên căn cứ theo địa giới hành chính trước thời điểm sắp xếp.

Đồng thời, với người lao động có nhà ở nhưng làm việc xa nơi ở, chỉ cần chưa từng mua, thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hỗ trợ nhà ở là đủ điều kiện. Trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình, khoảng cách ngắn nhất từ nơi có nhà ở thuộc sở hữu của mình đến địa điểm làm việc phải từ 30km trở lên.

Hiện thực giấc mơ an cư

Trong bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội vẫn chưa có nhiều đột phá, những đề xuất mới của Chính phủ trình Quốc hội đang được hàng triệu công nhân, người lao động có thu nhập thấp, trung bình “nín thở” chờ đợi.

Gần 10 làm công nhân điện tử, chị Hồ Thị Trúc (quê Lạng Sơn) cùng chồng thuê một căn phòng trọ rộng chưa đầy 20m2 nằm sâu trong ngõ thuộc xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh tỉnh Bắc Giang, giá 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính điện nước, chi phí phát sinh.

Nếu tăng ca đều, vợ chồng chị Trúc có tổng thu nhập vào khoảng 20-25 triệu đồng/tháng. Mức lương không quá thấp so với mặt bằng chung, nhưng vì có con nhỏ ở với ông bà (không có lương hưu) ở quê cách hơn 300 km, anh chị phải tiết kiệm từng đồng.

Năng nhặt chặt bị, đến nay vợ chồng chị tiết kiệm được hơn 300 triệu đồng, nhưng với giá nhà ở hiện tại, giấc mơ an cư của chị Trúc dường như còn rất xa vời. Theo đó, chị mong Nhà nước có thêm chính sách cho công nhân vay mua nhà ở giá rẻ, xây trường công mở đến chiều muộn (sau 17 - 18h) gần khu công nghiệp để đưa con lên ở cùng.

Những trường hợp công nhân mơ giấc mơ an cư từ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân như vợ chồng chị Trúc không hiếm tại những thủ phủ công nghiệp như Bắc Giang, Bắc Ninh...

Theo Sở Xây dựng Bắc Giang, từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã và đang triển khai 14 dự án nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp. Quy mô sử dụng đất trên 60ha. Tổng mức đầu tư khoảng 19.800 tỷ đồng. Tổng số căn hộ dự kiến hoàn thành khoảng 29.000 căn.

Trong cuộc họp mới đây với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Xây dựng đã cập nhật những thông tin quan trọng về tình hình triển khai nhà ở xã hội trên toàn quốc.

Tính đến hết quý I/2025, cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với 9.737 ha đất để làm nhà ở xã hội. Hiện có 152 dự án đã khởi công, tương ứng với khoảng 131.000 căn. Ngoài ra, 419 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với 419.000 căn.

Đáng chú ý, hiện cả nước mới chỉ hoàn thành 108 dự án, tương ứng với 73.000 căn. Như vậy, so với mục tiêu 1.062.200 căn vào năm 2030, cả nước chỉ còn 5 năm để hoàn thành 989.200 căn nhà ở xã hội, tương đương với 93% kế hoạch đề ra.

Trong bối cảnh mục tiêu xây dựng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 còn chưa như kỳ vọng, việc Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội rõ ràng đang rất được chờ đợi.

Hưng Nguyên-Link gốc