VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08% |
HNX-INDEX 221,53 -2,29/-1,02% |
UPCOM-INDEX 91,33 -0,54/-0,59% |
VN30 1.271,22 -15,43/-1,20% |
HNX30 469,62 -6,98/-1,46%
15 Tháng Mười Một 2024 7:59:41 CH - Mở cửa
PNJ và VPB giảm sàn, VN-Index mất gần 14 điểm
Nguồn tin: Người đồng hành |
16/03/2020 3:20:00 CH
15h00
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 13,92 điểm (-1,83%) xuống 747,86 điểm. Toàn sàn có 133 mã tăng, 239 mã giảm và 45 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,76 điểm (-1,74%) xuống 99,62 điểm. Toàn sàn có 73 mã tăng, 74 mã giảm và 47 mã đứng giá.
Hàng loạt cổ phiếu trụ cột lại bị bán mạnh vào cuối phiên và tạo áp lực rất lớn lên các chỉ số. Trong đó, PNJ và VPB bị kéo xuống mức giá sàn. CTG giảm 6,6%, BID giảm 6,3%, VCB giảm 5,5%, BVH giảm 4,8%, ACB giảm 5%.
Dù vậy, đà giảm của VN-Index lại phần nào được thu hẹp nhờ lực đẩy đến từ một số mã như GAS, SAB, TPB hay PLX. Trong đó, GAS tăng đến 4%, SAB tăng 4,2%.
Thanh khoản thị trường ở mức khá cao nhưng thấp hơn các kể so với các phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 333,5 triệu cổ phiếu, trị giá 5.100 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh với giá trị gần 400 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Chi tiết giao dịch khối ngoại phiên 16/3. Nguồn: VDSC.
14h15
Áp lực bán ở nhiều cổ phiếu lớn dâng cao, trong đó, VPB giảm sàn, VRE mất 4,8%, VIC giảm 2,5%, VHM giảm 4,7%.
VN-Index giảm 23,93 điểm (-3,14%) xuống 737,85 điểm. HNX-Index giảm 2,21 điểm (-2,02%) xuống 99,18 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 8,5 điểm (-1,12%) xuống 753,28 điểm. Toàn sàn có 136 mã tăng, 204 mã giảm và 51 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,19%) xuống 101,19 điểm. Toàn sàn có 65 mã tăng, 65 mã giảm và 36 mã đứng giá.
Các cổ phiếu như GAS, FPT, PLX, HPG, TPB... đóng vai trò trụ đỡ khá tốt cho VN-Index trong phiên sáng. GAS tăng 3,9%, FPT tăng 1,35, PLX tăng 4%, HPG tăng 2,4%...
Dù vậy, áp lực trên thị trường vẫn rất lớn khi đa phần các mã trụ cột khác đều lao dốc. VHM vẫn giảm 3,5%, VJC giảm 2%, VRE giảm 3,5%, VCB giảm 1,5%...
Thanh khoản thị trường ở mức khá thấp, tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX chỉ đạt 176 triệu cổ phiếu, trị giá 2.300 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng mạnh với khoảng hơn 170 tỷ đồng ở cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM.
HPG bật tăng 1,8% lên 19.400 đồng/cp. Ngày mai (17/3) là thời điểm bắt đầu ông Trần Vũ Minh, con trai ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu.
10h20
Đà hồi phục ở nhiều cổ phiếu lớn đang diễn ra, và điều này giúp thu hẹp đáng kể đà giảm của các chỉ số. VN-Index hiện chỉ còn giảm 9,26 điểm (-1,22%0 xuống 752,52 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 88,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.126 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,08 điểm (-0,08%) xuống 101,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 15 triệu cổ phiếu, trị giá 119 tỷ đồng.
Hiện tại, GAS tăng đến 3,9% lên 59.200 đồng/cp, HPG tăng 3,9% lên 19.800 đồng/cp, PLX tăng 4,8% lên 37.900 đồng/cp, FPT tăng 2,1% lên 49.150 đồng/cp,
9h25
Sau khi thị trường có dấu hiệu hồi phục vào phiên cuối tuần, tâm lý nhà đầu tư đã bớt bi quan hơn và điều này giúp thị trường mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới với sự phân hóa trở lại. Nhiều cổ phiếu trụ cột tăng giá như BID, BVH, HPG, PLX, TPB...
Tuy nhiên, sắc đỏ nhanh chóng áp đảo trở lại và khiến nhiều cổ phiếu trụ cột lao dốc, từ đó, các chỉ số cũng giảm sâu trở lại. PNJ giảm 6,5%, TCB giảm 4,1%, VPB giảm 4%, VHM giảm 4%, VCB giảm 3,8%, SAB giảm 3,5%, VIC giảm 4,8%.
VN-Index giảm 19,68 điểm (-2,58%) xuống 742,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 30,5 triệu cổ phiếu, trị giá 332 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 1,34 điểm (-1,32%) xuống 100,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 8,8 triệu cổ phiếu, trị giá 56 tỷ đồng.
Thị trường giảm rất mạnh trong tuần qua với việc VN-Index mất đến 129,66 điểm (-14,5%), và đây là tuần giảm mạnh nhất của VN-Index trong giai đoạn từ 2012 trở lại đây. Nguyên nhân của tuần đổ vỡ này của thị trường được cho là do dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhất là tại châu Âu; trong khi đó, diễn biến tại châu Á mà tiêu biểu là Trung Quốc và Hàn Quốc đang dần được kiểm soát. Bên cạnh đó, việc giá dầu thế giới giảm mạnh cũng ảnh hướng xấu đến tâm lý nhà đầu tư.
Giao dịch của khối ngoại tiếp tục khiến tình hình trở nên xấu hơn khi liên quan duy trì ở trạng thái bán ròng mạnh. Toàn thị trường trong tuần từ 9-13/3, khối ngoại mua vào 96,4 triệu cổ phiếu, trị giá 3.234 tỷ đồng, trong khi bán ra đến 185 triệu cổ phiếu, trị giá 5.299 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng là 88,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng lên đến 2.065 tỷ đồng, tăng đến 40% so với tuần trước.
Điểm sáng của thị trường đó là việc khối tự doanh CTCK vẫn giữ được trạng thái mua ròng ổn định. Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, khối tự doanh tuần qua mua vào 43 triệu cổ phiếu, trị giá 1.000 tỷ đồng, trong khi bán ra 36,9 triệu cổ phiếu, trị giá 902 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 6,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng hơn 99 tỷ đồng. Tính tổng cả 5 tuần qua, khối tự doanh mua ròng hơn 839 tỷ đồng.
Theo VDSC, trong ngắn hạn, rủi ro vẫn ở mức khá cao và nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ các quyết định mua bán, theo hướng đề cao việc bảo toàn vốn. YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ hồi phục về lại vùng 780 điểm của VN-Index.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 15/3 hạ lãi suất liên bang xuống mức mục tiêu là 0 - 0,25%, từ mức 1 - 1,25% trước đó. Đồng thời, Fed triển khai chương trình nới lỏng định lượng khổng lồ trị giá 700 tỷ USD (mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu được thế chấp) trong những tuần tới. Cả hai biện pháp khẩn cấp này nhằm giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 lên nền kinh tế Mỹ.
Dow Jones ngày 13/3 tăng 1.985 điểm, tương đương 9,36%, lên 23.185,62 điểm. S&P 500 tăng 230,38 điểm, tương đương 9,29%, lên 2.711,02 điểm, phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 28/10/2008. Nasdaq tăng 673,07 điểm, tương đương 9,35%, lên 7.874,88 điểm. Chốt tuần, Dow Jones giảm 10,4%, S&P 500 giảm 8,8%, Nasdaq giảm 8,2%.
Giá dầu tăng trong phiên 13/3 nhưng vẫn chốt tuần bằng đợt giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai tăng 1,9%, chốt tuần giảm 25%. Giá dầu WTI tương lai tăng 0,7%, chốt tuần giảm 23%.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
|
|
|
|
|