• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
22 Tháng Giêng 2025 11:50:58 CH - Mở cửa
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 5 năm qua
Nguồn tin: Người đồng hành | 12/04/2020 7:08:18 CH
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong giai đoạn 5 năm (2015-2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và xuất khẩu. 
 
Diện tích nuôi tôm tăng trung bình 1,4% mỗi năm trong khi sản lượng tăng trung bình 5,7%, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện. Sản lượng tôm chân trắng tăng liên tục và tăng mạnh gần 41% sau 5 năm với mức tăng trung bình 9% mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng tôm sú tăng trung bình 1,2% và chỉ tăng 3,1% sau 5 năm, năng suất không có sự tăng trưởng đáng kể so với tôm chân trắng.
 
Xuất khẩu tôm trong giai đoạn này đạt tăng trưởng trung bình năm là 4%, tăng trưởng từng năm không ổn định. Sản phẩm tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu tôm Việt Nam. Tôm chế biến chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể ở một số thị trường lớn, trong đó thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong khi ASEAN và Trung Quốc ở mức thấp.
 
Top 6 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Các thị trường này chiếm 81-85% tổng giá trị nhập khẩu tôm trong 5 năm qua. Trong giai đoạn này, xuất khẩu sang Trung Quốc đột phá mạnh nhất với tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%. Sau Trung Quốc, Hàn Quốc cũng là thị trường đáng chú ý trong 5 năm qua, tiếp đến là EU.
 
Theo VASEP, thuế nhập khẩu các sản phẩm tôm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các nước xuất khẩu khác như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan hay Trung Quốc, nhất là tại các thị trường có hiệp định FTA với Việt Nam. Điều này được xem là ưu thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2020 và những năm tới.
 
Tuy nhiên, VASEP cũng đánh giá  dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu tôm sang các thị trường trong năm 2020, vì vậy sẽ làm hạn chế tăng trưởng của ngành tôm trong năm nay, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của mỗi thị trường sẽ khác nhau.
 
Lâm Tùng
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.