• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 2:26:58 SA - Mở cửa
Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp quý I tăng mạnh, nhà đầu tư cá nhân mua hơn 9.500 tỷ đồng
Nguồn tin: Người đồng hành | 23/04/2020 3:08:16 CH
Theo Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), quý I, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vẫn tăng trưởng tốt về khối lượng và lãi suất phát hành tăng lên. Các doanh nghiệp đang đối mặt với rủi ro chưa từng có tiền lệ do đại dịch Covid-19 nên nhà đầu tư cũng yêu cầu mức lãi suất cao hơn với các trái phiếu.
 
Tổng khối lượng phát hành tăng 39%, nhóm BĐS vẫn chiếm tỷ trọng lớn
 
Quý I hàng năm thường là quý thấp điểm phát hành trong năm do có Tết Nguyên đán và là giai đoạn xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của các doanh nghiệp. Riêng năm nay, các doanh nghiệp còn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng lượng phát hành vẫn tăng khoảng 39% so với cùng kỳ 2019. Tổng cộng 47.500 tỷ đồng TPDN được phát hành gồm 5.000 tỷ đồng phát hành ra công chúng của Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), còn lại là 256 đợt phát hành riêng lẻ của 17 doanh nghiệp niêm yết và 48 doanh nghiệp chưa niêm yết.
 
Nhóm các doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về khối lượng phát hành với tổng cộng 23.202 tỷ đồng, chiếm tới 49% khối lượng phát hành toàn thị trường quý I và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm ngân hàng chỉ phát hành 940 tỷ đồng (chiếm 2,3%) gồm 230 tỷ đồng trái phiếu 10 năm của ACB và 710 tỷ đồng trái phiếu 7 năm của TPBank. Cơ cấu phát hành khá tương đồng so với cùng kỳ.

Top 10 doanh nghiệp BĐS phát hành trong quý I/2020.
 
Lãi suất phát hành tăng lên ở hầu hết các nhóm
 
Trong quý I, lãi suất phát hành bình quân là 10,4%/năm, cao hơn lãi suất phát hành bình quân quý IV/2019 là 108 bps (bps: điểm cơ bản, 100 bps = 1 điểm %) và cao hơn lãi suất phát hành trung bình cả năm 2019 tới 157 bps. Nguyên nhân chủ yếu là do nhóm các ngân hàng chiếm tỷ trọng phát hành lớn trong 2019 và có lãi suất thấp nhất thì lại phát hành rất ít.
 
Nhóm phát triển hạ tầng có lãi suất bình quân cao nhất là 11% với 2.470 tỷ đồng trái phiếu của Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: CII) chia làm 3 lô có kỳ hạn 13, 24 và 36 tháng.
 
Lãi suất phát hành bình quân quý I của nhóm BĐS, định chế tài chính khác lần lượt là 10,77%/năm và 8,9%/năm, tăng tương ứng là 43 bps, 70 bps so với năm 2019 dù kỳ hạn bình quân ngắn hơn từ 1-2 tháng. Nhóm ngân hàng cũng có lãi suất tăng mạnh lên 9,26%/năm, tăng 221 bps do kỳ hạn phát hành bình quân dài hơn (7,73 năm trong quý I so với 4,12 năm trong 2019).
 
Nhóm các doanh nghiệp khác có lãi suất bình quân quý I là 10%, giảm 32 bps so với bình quân 2019 nhưng nếu loại trừ lô phát hành 1.402 tỷ đồng của Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng vào tháng 10/2019 có lãi suất lên tới 20%/năm thì lãi suất bình quân nhóm này cũng tăng 22 bps trong quý I.
 
Bên cạnh đó, trong 4 quý gần đây lãi suất phát hành bình quân tăng từ 10-25 bps, ở mức 10,21%/năm trong quý II/2019 lên 10,77%/năm trong quý I dù kỳ hạn phát hành bình quân dài hơn. 
 
Quý I, nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục tham gia tích cực khi mua tổng cộng 9.536 tỷ đồng trái phiếu. Tỷ trọng cá nhân mua trên tổng lượng phát hành toàn thị trường quý I là 20% - gấp đôi so với mức trung bình 10% của năm 2019.
 
Trái phiếu BĐS được nhóm này hướng đến nhiều nhất với 6.300 tỷ đồng, tương đương 28,3% lượng phát hành của nhóm. Trong đó, toàn bộ 5.347 tỷ đồng trái phiếu thành 110 đợt của TNR Holdings trong quý I đều được các cá nhân trong nước mua. Một số khoản trái phiếu BĐS khác có nhà đầu tư cá nhân mua nhiều: Đầu tư Địa ốc Phú Hưng (400 tỷ đồng); công ty TNHH khu du lịch Vịnh Thiên Đường (166 tỷ đồng); Đầu tư Hải Phát (147 tỷ đồng)… Lãi suất chủ yếu là cố định từ 11-13%/năm.
 
Chênh lệch lãi suất TPDN và tiền gửi lên tới 4 điểm %/năm
 
SSI Research cho rằng nhu cầu phát hành trong quý II có thể sẽ giảm do dịch bệnh ảnh hưởng lên kế hoạch tài chính nhưng sẽ tăng mạnh trong quý III khi dịch bệnh được kiểm soát (trong kịch bản cơ sở). Nhóm ngân hàng thương mại sẽ không phát hành nhiều như năm 2019 và tập trung vào kỳ hạn dài 7-10 năm để tăng vốn cấp 2 thay vì các kỳ hạn 2-3 năm như trước. Trong khi đó, nhu cầu phát hành của các nhóm khác vẫn cao, đặc biệt là nhóm bất động sản. Lãi suất phát hành sẽ duy trì ở vùng hiện tại do phần bù rủi ro cao nhưng dài hạn có thể điều chỉnh giảm, phù hợp với xu hướng giảm của lãi suất tiền gửi.
 
Mức chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu và tiền gửi hiện tại lên tới 4%/năm đã hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường. Nhưng ngoài lãi suất, nhà đầu tư cần hết sức lưu ý đến khả năng thanh toán, thanh khoản và sức chịu đựng qua thời kỳ dịch bệnh của các doanh nghiệp.