15h00
Kết thúc phiên giao dịch, đà tăng các chỉ số được giữ vững nhờ lực kéo đến từ một số cổ phiếu như
VHM tăng trần lên 66.000 đồng/cp,
VRE tăng trần lên 22.300 đồng/cp,
MWG tăng 6,7%,
SAB tăng 3,8%...
Nhóm cổ phiểu thuỷ sản tăng mạnh trong phiên hôm nay khi
FCM,
VHC,
ANV đóng cửa ở mức tăng trần.
Các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, bất động sản, dầu khí…có sự phân hoá. Trong khi
VCB,
BID,
MBB,
PVD,
HDC…duy trì được sắc xanh đến cuối phiên thì
CTG giảm 1,2%,
GAS giảm 0,2%,
PLX giảm 3,1%
VN-Index dừng ở mức 746,69 điểm, tăng 9,94 điểm (1,35%). Toàn sàn có 200 mã tăng, 153 mã giảm và 68 mã đứng giá.
HNX-Index lấy lại được sắc xanh khi tăng 0,17 điểm (0,16%) lên 103,43 điểm. Toàn sàn có 68 mã tăng, 72 mã giảm và 50 mã đứng giá.
Ở sàn UPCoM,
VEA tăng 8,6% đóng góp phần giúp UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,2%) lên 50,43 điểm. Toàn sàn có 105 mã tăng, 88 mã giảm và 50 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch đạt hơn 375 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 5.600 tỷ đồng, xấp xỉ so với phiên trước.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 6 liên tiếp với giá trị phiên hôm nay đạt hơn ròng hơn 390 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu như
VIC,
GAS,
NLG,
NVL…và mua ròng đối với các cổ phiếu
VNM,
HPG,
PHR,
MSN…
14h00
Về cuối phiên lực mua tiếp tục tăng cao, trong đó
VRE và
VHM tăng trần,
MWG tăng 6,3% với hơn 5,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh,
BVH tăng 5,9% lên 47.900 đồng/cp
Một số cổ phiếu midcap như
HCM tăng 6,3%,
TNG,
DGW,
VHC,
DBC…đồng loạt tăng trần.
VN-Index tăng 11,19 điểm (1,52%) lên 747,94 điểm. HNX-Index tăng 0,25 điểm (0,24%) lên 103,51 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, thị trường ổn định trở lại sau khi áp lực bán có phần chiếm ưu thế ở đầu phiên. Lực kéo đến từ cổ phiếu họ ‘Vin’ khi
VIC đảo chiều tăng giá trở lại lên mức 100.500 đồng/cp, tăng 3,3%,
VRE tăng 6,7% lên 22.250 đồng/cp,
VHM tăng 4,7% lên 64.600 đồng/cp. Các cổ phiếu bluechip khác như
SAB tăng 2,5%,
VNM tăng 1,4%...đã giúp VN-Index lấy lại được sắc xanh.
Ở chiều ngược lại,
PLX giảm 2,9% xuống 38.950 đồng/cp,
GAS giảm 1,1% xuống 62.300 đồng/cp,
FPT giảm 1,3%...đã kìm hãm đà hồi phục của các chỉ số.
Theo đó, VN-Index tăng 6,74 điểm (0,91%) lên 743,49 điểm. Toàn sàn có 168 mã tăng, 164 mã giảm và 63 mã đứng giá.
Trái ngược với sàn HoSE, HNX-Index giảm 0,81 điểm (-0,78%) xuống 102,45 điểm. Toàn sàn có 40 mã tăng, 75 mã giảm và 49 mã đứng giá.
UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,24%) xuống 50,21 điểm. Toàn sàn có 83 mã tăng, 57 mã giảm và 53 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch đạt hơn 258 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 3.700 tỷ đồng.
HVN giảm 2,7% xuống 20.100 đồng/cp. Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước gửi Thủ tướng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – HoSE:
HVN) là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19.
Danh sách cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý II của Sở giao dịch chứng khoán TP
HCM (HoSE) bất ngờ có tên
HVN của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Lý do đưa ra là báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng năm 2019 được soát xét có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
10h25
Các cổ phiếu bluechip có sự phân hoá rõ nét, trong khi
VIC giảm 1,3%,
PLX giảm 2,7% và nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng như
VCB,
ACB,
CTG,
EIB… giao dịch kém tích cực thì
VRE tăng 6,2% lên 22.150 đồng/cp,
MWG tăng 6,4%,
VHM tăng 4,1%... khiến các chỉ số chuyển sang trạng thái giằng co.
VN-Index hiện ở mức 740,83 điểm, tăng 4,08 điểm (0,55%). HNX-Index giảm 0,12 điểm (0,12%) xuống 103,14 điểm.
9h35
Thị trường tiếp tục duy trì được đà hưng phấn và tăng điểm ngay trong khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch ngày thứ Ba, tuy nhiên đà tăng không duy trì được lâu khi áp lực chốt lời xuất hiện. Trong đó,
PLX giảm 4% xuống 38.600 đồng/cp,
VIC giảm 2,9% xuống 94.500 đồng/cp,
FPT giảm 1,7%...đã tác động tiêu cực đến các chỉ số. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng như
VCB,
MBB,
HDB,
EIB...đều giảm điểm.
Lực đỡ đến từ cổ phiếu họ 'Vin' là
VHM và
VRE khi tăng lần lượt 1,9% và 1,7%. Ngoài ra một số cổ phiếu bán lẻ và thực phẩm cũng góp phần nâng đỡ cho các chỉ số như
MWG tăng 4,4% lên 72.500 đồng/cp,
SAB tăng 2,3% lên 135.000 đồng/cp,...
Theo đó, VN-Index giảm 3,87 điểm (0,53%) xuống 732,88 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 52 trệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch hơn 870 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, các cổ phiếu nổi bật như
ACB giảm 1,9% xuống 20.200 đồng/cp,
SHB giảm 0,7%...khiến HNX-Index giảm 0,83 điểm (0,81%) xuống 102,42 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 22 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 200 tỷ đồng.
UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (0,28%) xuống 50,19 điểm.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 16 tỷ đồng trên 2 sàn chính, tập trung vào các cổ phiếu như
HPG,
PVS,
STB...và mua ròng hơn 800 triệu đồng trên sàn UPCoM.
Phiên giao dịch ngày hôm qua 6/4, nhiều cổ phiếu trụ như
VHM,
VIC,
VRE,
MWG,
PNJ,
MSN…đồng loạt tăng trần đã tác động tích cực lên các chỉ số. Đà tăng cũng lan toả sang các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ, sắc xanh bao trùm toàn thị trường. Theo đó, VN-Index có phiên tăng điểm mạnh nhất 19 năm.
Mặc dù thị trường hồi phục mạnh nhưng khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM trong phiên hôm qua. Tính chung toàn thị trường khối ngoại mua vào hơn 14,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 253 tỷ đồng trong khi bán ra gần 38 triệu cổ phiếu, trị giá gần hơn 950 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 23,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng gần 697 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp với tổng giá trị hơn 1.720 tỷ đồng. Tính riêng hôm qua, nhà đầu tư ngoại bán ròng gần 670 tỷ đồng (gấp 1,8 lần so với phiên trước), khối lượng bán ròng tương ứng hơn 23 triệu cổ phiếu.
BVSC dự báo VN-Index sẽ tiến đến thử thách vùng kháng cự 745-750 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Theo
VDS, sau một đợt tăng mạnh từ vùng đáy 650 của VN-Index, các cổ phiếu đã tăng trưởng rất mạnh trong một thời gian ngắn, do đó sẽ xảy ra một đợt chốt lời trong thời gian tới.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Dow Jones tăng 1.627,46 điểm, tương đương 7,73%, lên 22.679,99 điểm. S&P 500 tăng 175,03 điểm, tương đương 7,03%, lên 2.663,68 điểm. Nasdaq tăng 540,16 điểm, tương đương 7,33%, lên 7.913,24 điểm.
MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản tăng gần 2% trong phiên chiều 6/4, với hầu hết chỉ số lớn trong khu vực tăng điểm. Thị trường Trung Quốc đóng cửa nghỉ lễ hôm qua.
Giá dầu Brent tương lai giảm 1,06
USD, tương đương 3,1%, xuống 33,05
USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 2,26
USD, tương đương 8%, xuống 26,08
USD/thùng.
Bắc Kinh đang phải đứng trước một lựa chọn khó khăn: hoặc là chịu đựng một cú đánh chưa từng có giáng xuống nền kinh tế, hoặc đi theo con đường lựa chọn gói kích thích khổng lồ có khả năng gây hậu quả bất ngờ. Suy xét một cách cẩn thận thì virus tài chính cũng có thể độc hại như virus sinh học.
Hải Triệu
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.