• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.303,16 -1,40/-0,11%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.303,16   -1,40/-0,11%  |   HNX-INDEX   238,31   -0,18/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   99,97   -0,24/-0,24%  |   VN30   1.360,56   -3,96/-0,29%  |   HNX30   502,33   +0,00/+0,00%
26 Tháng Hai 2025 5:52:17 SA - Mở cửa
10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Tập trung nhóm Mid-cap
Nguồn tin: Người đồng hành | 10/05/2020 1:18:23 CH
Tuần giao dịch 4-8/5, VN-Index có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm điểm, đóng cửa tuần ở mức 813,73 điểm, tăng 44,62 điểm (5,8%) so với phiên cuối tuần trước. HNX-Index tăng 3,18 điểm (3%) lên 110,02 điểm. Trong tuần qua, VHM, VCBVIC là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho chỉ số, đóng góp 6,98, 5,82 và 5,41 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường khiến cho thanh khoản cải thiện đáng kể với hơn 28.414 tỷ đồng, gấp đôi so với tuần trước.
 
Trong khi tự doanh CTCK mua ròng hơn 1.200 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu nhóm VN30 thì khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 2.800 tỷ đồng, nguyên nhân đến từ việc giao dịch thoả thuận 36 triệu cổ phiếu VHM.
 
Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhóm cổ phiếu họ 'Vin' và ngân hàng dẫn đầu nhịp tăng. Theo đó, VHM tăng 11,5% so với tuần trước, lên mức 70.900 đồng/cp, VRE tăng 9,5%, VPB tăng 11,2%, TCB tăng 9,9% hay VCB tăng 8%... Một số cổ phiếu vốn hoá lớn như GAS, HPG, PLX… đều tăng giá. 
 
Danh sách những cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua trên HoSE chủ yếu là các cổ phiếu vốn hóa vừa (mid-cap). SVC của Savico đứng đầu với 29,8% (HoSE: SVC). Trước đó, Endurance Capital Vietnam I Ltd đăng ký bán toàn bộ hơn 1,14 triệu cổ phiếu SVC từ ngày 11/5 đến 9/6.
 
Theo sau là BTT của Thương mại - Dịch vụ Bến Thành (HoSE: BTT) với 28%. Cổ phiếu BTT tăng trần 4/5 phiên trong tuần này và đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/5 ở mức 45.150 đồng/cp với giá trị khớp lệnh trung bình 100 cổ phiếu/phiên.
 
KDC của Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) tăng 17,3% sau khi Phó chủ tịch HĐQT ông Trần Lệ Nguyên thông báo đăng ký mua thêm 3 triệu cổ phiếu KDC. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận từ 8/5 đến 5/6.
 
 
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.
 
Trên HNX, cổ phiếu VHE của Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam (HNX: VHE) tăng trần 4 trên 5 phiên giao dịch lên mức 6.000 đồng/cp. SDA của Simco Sông Đà (HNX: SDA) tăng 44,4% lên 2.600 đồng/cp sau khi bà Nguyễn Hồng Ngọc, Phó Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu từ 27/4 đến 25/5.
 
 
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.
 
Tại UPCoM, những cổ phiếu như KHL của Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long (UPCoM: KHL) tăng 95%, MTA của Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (UPCoM: MTA) với 6 phiên tăng trần liên tiếp hay VQC của Giám định Vinacomin (UPCoM: VQC) tăng gần 60%. Các cổ phiếu tăng mạnh trên UPCoM có thanh khoản thấp và thường xuyên không xuất hiện giao dịch.
 
 
10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.
 
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu CMV của Thương nghiệp Cà Mau (HoSE: CMV) giảm mạnh nhất trên HoSE với 24,1%. CMV đã có 3 phiên giảm sàn trong tuần này. Trước đó, công ty báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm gần 210 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 2,4 tỷ đồng. 
 
Đứng thứ 2 là cổ phiếu TCR của Gốm sứ Taicera (HoSE: TCR) khi giảm 19,3% xuống 3.390 đồng/cp với 3/5 phiên giảm sàn liên tiếp. Cổ phiếu này đã bị chuyển từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo từ ngày 26/3, do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 là 8,13 tỷ đồng và lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2019 của công ty là 131,29 tỷ đồng.
 
 
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.
 
Đối với HNX, DL1 của Đầu tư Phát triển Dịch vụ Công trình Công cộng Đức Long Gia Lai (HNX: DL1) mất 33,9% sau 4 phiên giảm sàn nhưng khối lượng khớp lệnh trung bình chỉ ở mức 100 cổ phiếu/phiên.
 
Tiếp theo là MEC của Cơ khí - Lắp máy Sông Đà (HNX: MEC) giảm 33,3%. Toàn bộ hơn 8,3 triệu cổ phiếu MEC sẽ bị hủy niêm yết trên HNX từ 26/5. Phiên giao dịch cuối cùng trên HNX vào 25/5. Nguyên nhân do công ty có tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại BCTC kiểm toán năm 2019.
 
Kết quả kinh doanh, năm 2019 MEC ghi nhận lỗ hơn 46 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế đến cuối năm là 99 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ thực góp gần 83,54 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp công ty báo lỗ.
 
 
10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.
 
Trên UPCoM, V11 của Xây dựng số 11 (UPCoM: V11) giảm 49,5%. Cổ phiếu V11 chỉ còn 100 đồng/cp sau khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/5. CKA của Cơ khí An Giang (UPCoM: CKA) giảm 44,2% với 3/5 phiên giảm sàn. Đa số các cổ phiếu giảm mạnh trên UPCoM thường xuyên trong tình trạng đóng băng thanh

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức