Trong tháng 4, thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 1 -15/4 về giãn cách xã hội, nhiều địa phương hạn chế hoạt động xây dựng. Cụ thể, Sở Xây dựng TP
HCM khuyến nghị chủ đầu tư điều chỉnh giãn tiến độ hoặc tạm ngưng thi công các công trình xây dựng không mang tính đặc thù, khẩn cấp. Đồng thời, Sở cũng yêu cầu hạn chế số lượng công nhân tập trung tại các sàn công tác, đảm bảo tối đa không quá 20 người trong một ca.
Tương tự, Hà Nội yêu cầu tạm dừng mọi công trình xây dựng và chỉ cho phép một số công nhân tiếp tục thực hiện việc thay thế sữa chữa khắc phục khe co dãn của đường Vành đai 3 trên cao, đảm bảo công trường không quá 10 người. Trong khi, Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng có công văn yêu cầu không được tập trung công nhân từ 10 người trở lên trong không gian làm việc như phòng họp, sàn công tác, vận thăng, thang máy và không gian kín khác tại công trường.
Theo báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam (
VSA), sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tháng 4 cùng ghi nhận mức tăng trưởng âm. Sản xuất thép các loại đạt hơn 1,85 triệu tấn, giảm 12,53% so với tháng trước và giảm 15,2% so với cùng kỳ 2019. Bán hàng thép các loại đạt 1,72 triệu tấn, giảm 16,6% so với tháng trước và giảm 15,6% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 261.816 tấn, giảm 38% so với tháng trước và giảm 36,5% so với cùng kỳ.
Tính chung 4 tháng đầu năm, sản xuất thép các loại đạt hơn 7,58 triệu tấn, giảm 8,4%. Bán hàng đạt 6.754.203 tấn, giảm 13,3%; riêng xuất khẩu thép các loại đạt 1,28 triệu tấn, giảm 25%.
Báo cáo
VSA cho hay nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng (
HRC) thì sản xuất và bán hàng 4 tháng đầu năm giảm lần lượt 6% và 12% so với cùng kỳ năm 2019.
Các nguyên liệu sản xuất thép hầu hết đều giảm hoặc đi ngang so với đầu tháng, riêng quặng sắt tăng nhẹ. Nhưng xét so cùng kỳ năm trước thì giá nguyên liệu thép giảm đáng kể.
Giá quặng sắt ngày 10/5 giao dịch ở mức 88 USD/tấn, tăng khoảng 5 USD/tấn so với đầu tháng 4 và giảm 7,8% so cùng kỳ năm trước. Than mỡ luyện coke có giá 109 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD/tấn so đầu tháng 4 và giảm 40% so cùng kỳ. Thép phế liệu ở mức 250-252 USD/tấn, giảm nhẹ 3 USD/tấn so đầu tháng và giảm 20% so cùng kỳ, giá thép phế chào bán tại thị trường châu Âu, châu Mỹ có xu hướng đi ngang, riêng châu Á tăng mạnh. Giá than điện cực trong tháng tương đối ổn định, điều chỉnh tăng nhẹ hồi đầu năm 2020 khi bùng nổ đại dịch Covid-19 sau đó giữ ở mức ổn định bình quân quý IV năm 2019, giá giao dịch trung bình khoảng 2.500 USD/tấn, giảm 75% so cùng kỳ. Giá
HRC ở mức 402 USD/tấn, tương đương với mức giá giao dịch đầu tháng 4 và giảm 13,2% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, một số doanh nghiệp lớn trong ngành thép vẫn công bố kết quả kinh doanh tương đối khả quan tháng 4. Như Tập đoàn Hòa Phát (HoSE:
HPG), doanh nghiệp nắm thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép với 26,2% và 31,5%, cho biết sản lượng thép tháng 4 đạt 270.000 tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ song giảm 23% so với tháng trước. Đồng thời, hoạt động hoạt động xuất khẩu thép thành phẩm của Hòa Phát vẫn tăng 16,9% so với cùng kỳ, đạt hơn 20.000 tấn. Các thị trường xuất khẩu trong tháng bao gồm các nước Nhật Bản, Canada, Malaysia, Indonesia, Đài Loan.
Lượng xuất khẩu phôi thép trong tháng 4 cũng tăng 35,5% so với tháng 3 khi đạt gần 183.000 tấn. Thị trường nhập khẩu phôi thép của Hòa Phát chủ yếu là Trung Quốc, Philipines, Thái Lan.
Như vậy, tháng 4, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hơn 450.000 tấn sản phẩm thép các loại. Lũy kế 4 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã cung cấp trên 1 triệu tấn thép thành phẩm, tăng hơn 7% so với 4 tháng đầu năm 2019. Trong đó, sản lượng xuất khẩu là 155.000 tấn, tăng 63,5%. Sản lượng bán phôi thép là 530.000 tấn gồm cả nội địa và xuất khẩu.
Trong khi đó, Tập đoàn Hoa Sen (HoSE:
HSG) vừa công bố ước kết quả kinh doanh trong tháng 4 với doanh thu đạt 2.233 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 90 tỷ đồng. Kết quả này giúp Hoa Sen vượt 18% kế hoạch lợi nhuận năm sau 7 tháng với 472 tỷ đồng. Song