• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,13 +7,43/+0,60%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,13   +7,43/+0,60%  |   HNX-INDEX   223,70   +1,45/+0,65%  |   UPCOM-INDEX   92,06   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.299,22   +7,28/+0,56%  |   HNX30   475,80   +4,06/+0,86%
27 Tháng Mười Một 2024 12:11:31 SA - Mở cửa
Mua điện gió từ Lào giá tối đa 6,95 cent/kWh
Nguồn tin: Người đồng hành | 21/05/2020 3:38:55 CH
Chính phủ vừa đồng ý về giá trần (giá tối đa) mua điện gió từ Lào trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương. Theo đó, giá trần với các dự án điện gió từ Lào là 6,95 cent/kWh. Mức giá này áp dụng cho các nhà máy vận hành trước ngày 31/12/2025 và áp dụng trong 25 năm. Giá sau 2025 sẽ được Bộ Công Thương rà soát, báo cáo Thủ tướng quyết định sau.
 
Giá điện được xác định tại biên giới Việt Nam, các bên có trách nhiệm đầu tư, xây dựng và vận hành đường dây truyền tải ở mỗi nước đến biên giới.
 
Theo đề xuất về giá trần mua điện gió từ Lào gửi Chính phủ của Bộ Công Thương, giá thành sản xuất điện bình quân của hệ thống điện giai đoạn 2021-2030 khoảng 7,2-8,3 cent một kWh. Trong khi theo quy định hiện hành, giá điện gió đất liền hiện nay là 8,5 cent một kWh và điện gió trên biển là 9,8 cent một kWh.
 
Cơ quan này cho rằng, mức giá trần nhập khẩu điện gió từ Lào không được cao hơn giá thành sản xuất điện bình quân trên, nhằm đảm bảo nguyên tắc nhập khẩu điện không làm tăng chi phí trên toàn hệ thống điện. Vì thế, mức giá 6,95 cent một kWh là đảm bảo nguyên tắc này.
 
Giữa 2019, Tập đoàn Impact Energy Asia Development, chủ đầu tư cụm điện gió Monsoon (Lào) công suất 600 MW có văn bản chào giá với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và cam kết giá bán điện không cao hơn khung giá nhập khẩu điện từ các nhà máy thuỷ điện về Việt Nam là 6,95 cent một kWh.
 
Bộ Công Thương cho rằng, mức giá 6,95 cents trên mỗi kWh như chủ đầu tư cam kết giá bán điện cho EVN từ cụm nhà máy điện gió Monsoon thấp hơn so với mức giá mua từ các nguồn điện gió trong nước hiện nay là 8,5 cent một kWh với dự án trên bờ, 9,8 cent một kWh với dự án ngoài khơi. Giá này cũng tương ứng với mức giá tối đa nhập khẩu từ Lào về loại hình nhà máy thuỷ điện. "Mức giá này đảm bảo hiệu quả cũng như lợi ích các bên, không cao hơn giá thành sản xuất điện bình quân của hệ thống điện", Bộ Công Thương đánh giá.
 
Theo số liệu của Bộ Công Thương, đến tháng 3, Việt Nam có 78 dự án điện gió với tổng công suất 4.800 MW được bổ sung quy hoạch. Nhưng mới có 11 dự án, công suất 377 MW được đưa vào vận hành, 31 dự án (công suất 1,62 MW) đã ký hợp đồng mua bán điện và dự kiến vận hành trong 2020-2021.
 
Ngoài ra hiện còn 250 dự án với tổng công suất 45.000 MW đang đề nghị được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực.