• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,13 +7,43/+0,60%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,13   +7,43/+0,60%  |   HNX-INDEX   223,70   +1,45/+0,65%  |   UPCOM-INDEX   92,06   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.299,22   +7,28/+0,56%  |   HNX30   475,80   +4,06/+0,86%
27 Tháng Mười Một 2024 12:58:39 SA - Mở cửa
Nhiều cơ hội xuất khẩu tôm sau dịch Covid-19
Nguồn tin: Người đồng hành | 14/05/2020 11:12:24 SA
Quý I, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới khiến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ chốt của Việt Nam như cá tra, cá ngừ, hải sản đều giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm vẫn duy trì đà tăng do một số nguồn cung lớn như Ấn Độ hay Ecuador đều bị gián đoạn bởi lệnh phong tỏa. Xuất khẩu tôm 3 tháng đầu năm đạt 628,6 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. 
 
Nếu dịch Covid-19 được giải quyết cơ bản vào cuối quý II, thị trường thế giới mở cửa trở lại, tôm Việt Nam có thể tranh thủ gia tăng xuất khẩu, theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP). Hiệp hội dự đoán xuất khẩu mặt hàng này có thể lên tới 3,8 tỷ USD trong năm nay. Phát biểu tại Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020" vào ngày 8/5, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng tự tin con số có thể đạt trên 3,5 tỷ USD. 
 
Nguồn cung từ một số nước sản xuất lớn giảm
 
Ấn Độ, nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ và là đối thủ cạnh tranh chính của tôm Việt Nam tại thị trường này, đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Lệnh phong tỏa của Ấn Độ tiếp tục được kéo dài tới ngày 17/5 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất của nước này, đặc biệt tháng 3 là tháng cao điểm để thả giống tôm vụ hè.
 
Người nuôi tôm ở Ấn Độ gặp khó khăn về nguồn cung và vận chuyển tôm giống trong khi đầu ra bị tắc nghẽn, không có lao động chăm sóc. Một số nhà máy chế biến của Ấn Độ chỉ có thể duy trì 50% lượng công nhân so với trước đó. Ngoài ra, giá tôm nguyên liệu giảm sâu, khiến người nuôi ngại thả giống nên nguồn cung nguyên liệu tại Ấn Độ có thể giảm.
 
Với Ecuador, ngành tôm nước này đang phải hoạt động chỉ với 50% công suất. Hoạt động sản xuất tôm bị ảnh hưởng nặng nề do các công ty chế biến chủ yếu nằm ở Guayaquil, thuộc tỉnh Guayas, hiện là tâm dịch Covid-19 của nước này. Một số nhà máy chế biến quyết định không mua thêm nguyên liệu vì không có nhân công làm việc tại các nhà máy do lệnh phong tỏa.
 
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì phải bán tôm với mức giá ngang, thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất. Giá tôm nguyên liệu thu mua tại trang trại đã giảm 0,1 - 0,5 USD/kg cho vụ gần nhất (bắt đầu từ ngày 10/4). Trong khi ngành tôm nước này không nhận được hỗ trợ gì từ phía Chính phủ.
 
Thuận lợi ở các thị trường tiêu thụ chính
 
Theo VASEP, thời gian của vụ tôm nước lợ năm 2020 vẫn còn dài trong khi ngành tôm cho thấy nhiều dấu hiệu thuận lợi như nhu cầu tiêu thụ tôm thế giới vẫn có vì tôm là thực phẩm thiết yếu, việc kiểm soát dịch Covid ở Trung Quốc, Hàn Quốc có chiều hướng tốt hơn.
 
Hơn nữa, tại thị trường EU, Việt Nam có lợi thế ưu đãi từ Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới. Với EVFTA, sản phẩm tôm nhập khẩu vào thị trường này có mức thuế mà Ấn Độ, Thái Lan hay các nước khác không có lợi thế cạnh tranh. Theo EVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Trong khi đó, tôm Thái Lan không được hưởng GSP, không ký FTA, nên chịu mức thuế cơ bản 12%, Ấn Độ không có FTA nên chịu thuế GSP 4,2%, Indonesia hưởng thuế GSP 4,2%, Ecuador chịu thuế cơ bản 12%.
 
Tại Mỹ, khách hàng đang quay sang mua tôm Việt Nam do các nguồn cung tôm lớn từ Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan giảm mạnh. Nhu cầu nhập khẩu của Mỹ cũng giảm mạnh ở phân khúc dịch vụ thực phẩm do các nhà hàng phải đóng cửa theo yêu cầu của chính phủ. Tuy nhiên, các hệ thống bán lẻ vẫn thu mua hàng bình thường nhằm đáp ứng nguồn hàng thiếu hụt trong bối cảnh người tiêu dùng Mỹ đổ xô tích trữ. Theo đó, VASEP khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Mỹ nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cũng như thay đổi quy cách đóng gói để phù hợp với phân khúc bán lẻ.
 
Trong nước, sau một thời gian giảm do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL đang dần tăng trở lại. 
 
Cuối tháng 4, tôm chân trắng loại 100 con/kg có giá từ 95.000 đến 100.000 đồng/kg, tăng 15.000 - 20.000 đồng so với cách đây 3 tháng. Tôm sú cỡ 30 con/kg có giá từ 200.000 đến 230.000 đồng/kg, tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg.
 
Giá tôm chân trắng tại Bạc Liêu hiện tăng hơn trước 20.000 đồng/kg (đối với loại nhỏ). Cụ thể, tôm chân trắng loại 100 con/kg có giá 90.000 đồng/kg đối với nuôi ao lót bạt; tôm nuôi ao đất giá 80.000 - 85.000 đồng/kg. Các loại tôm chân trắng cỡ lớn tăng nhẹ so với trước: loại 70 con/kg có giá 110.000 đồng/kg; loại 50 con/kg có giá 120.000 - 125.000 đồng/kg.
 
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh trên tôm, và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại các thị trường tiêu thụ chính, nên người dân vẫn e dè trong việc thả nuôi. Điều này có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung cho sản xuất trong những tháng tới, theo một số chuyên gia trong ngành. VASEP cho rằng việc giá tôm nhích lên sẽ kích thích tâm lý gia tăng sản xuất cho vụ tôm mới.