• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,09 -3,46/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,09   -3,46/-0,28%  |   HNX-INDEX   221,68   -0,01/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,84   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.314,81   -2,14/-0,16%  |   HNX30   461,80   +1,55/+0,34%
21 Tháng Giêng 2025 3:39:18 CH - Mở cửa
EIB: Họp cổ đông bất thường có chấm dứt 'cuộc chiến quyền lực' tại Eximbank?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 24/06/2020 9:34:57 SA
Với những thông tin trên, câu hỏi đặt ra là: ĐHCĐ bất thường lần này, Eximbank có "dẹp yên cuộc chiến quyền lực" đã tồn tại nhiều năm nay hay lại "ngổn ngang" hơn nữa?
 
Cổ đông lớn bức xúc
 
Mục đích cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) kiến nghị HĐQT Eximbank triệu tập phiên họp bất thường là để giải quyết một số vấn đề lớn còn tồn tại như: vấn đề tài chính 2019; việc ông Yasuhiro Saitoh từ chức khỏi các vị trí thành viên HĐQT; giảm quy mô HĐQT từ 10 người xuống còn 7 người…
 
Cổ đông nước ngoài này cho rằng, với cơ cấu HĐQT của Eximbank như hiện nay, Eximbank liên tục trải qua những mâu thuẫn nội bộ. Các thành viên không thể hợp tác tốt với nhau vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức các lần ĐHCĐ không thành công là do các cổ đông chưa tìm được tiếng nói chung.
 
Trước đó, SMBC đã có nhiều văn bản yêu cầu triệu tập ĐHCĐ bất thường nhằm mong muốn HĐQT Eximbank sắp xếp thực hiện việc trình bày các vấn đề đã được nhận định và kiến nghị khắc phục một cách đầy đủ và chính xác cho các cổ đông để cổ đông biết và đóng góp ý kiến.
 
Đồng thời, SMBC cũng gửi đề nghị giảm số lượng thành viên HĐQT từ 11 người xuống còn 7 người và ông Yasuhiro cũng sẽ từ chức khỏi các vị trí thành viên HĐQT của Eximbank cùng tất cả các vị trí thuộc các ủy ban HĐQT.
 
Cụ thể, theo SMBC, HĐQT của Eximbank hiện có 10 thành viên gồm cả ông Yasuhiro Saitoh. Với cơ cấu như vậy thực tế cho thấy liên tục có mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên HĐQT. Các thành viên không thể hợp tác tốt với nhau vì hoạt động kinh doanh của Eximbank.
 
Do đó, SMBC yêu cầu cần để các cổ đông xem xét lại liệu cơ cấu HĐQT hiện tại của ngân hàng có tạo ra được kết quả kinh doanh đáp ứng được kỳ vọng hay không, còn thích hợp không, hay việc cắt giảm xuống 7 thành viên sẽ mang lại lợi ích tốt hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động.
 
Theo SMBC, nếu các cổ đông đồng ý việc cắt giảm quy mô HĐQT là cần thiết có thể xem xét các phương án như bỏ phiếu tín nhiệm. Văn bản của SMBC nêu rõ, với vai trò là cổ đông sở hữu trên 10% vốn cổ phần của Eximbank, SMBC hoàn toàn có quyền được triệu tập ĐHCĐ bất thường.
 
Tuy nhiên, trong tài liệu chuẩn bị cho phiên họp ĐHCĐ được tổ chức ngày 30/6, Eximbank cũng sẽ trình cổ đông bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ VII. Đồng thời trình cổ đông thông qua số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII là 11 thành viên, trong đó có 2 thành viên độc lập. Số lượng thành viên BKS nhiệm kỳ VII dự kiến là 3 thành viên.
 
Một nhóm cổ đông khác nắm giữ 10,36% vốn cũng có văn bản kiến nghị tổ chức ĐHCĐ bất thường để có những định hướng, quyết định phù hợp và đúng đắn. Nhóm cổ đông này cũng cho rằng thời gian qua, các cổ đông của Eximbank không có chung quan điểm, không đồng lòng, thống nhất và chính những mâu thuẫn, xung đột đang tồn tại giữa các cổ đông khiến các cuộc họp không được tổ chức thành công.
 
BKS của Eximbank cũng phải thừa nhận, trong nhiệm kỳ qua, đặc biệt là trong năm 2019, hoạt động của HĐQT thiếu nhịp nhàng, các thành viên HĐQT còn nhiều ý kiến trái chiều gây tranh cãi.
 
"Các cuộc họp thường xuyên kéo dài mà không đưa ra được quyết định cuối cùng, dẫn đến việc chậm ra quyết định đối với các vấn đề hệ trọng của ngân hàng, điển hình là vấn đề bổ nhiệm Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tổ chức ĐHCĐ, yêu cầu của Cơ quan Thanh tra Giám sát,... đã dẫn đến Eximbank bị xử phạt hành chính về vấn đề này và gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Eximbank", báo cáo nêu.
 
Kết quả kinh doanh trồi sụt
 
Về tình hình kinh doanh, có thời điểm Eximbank từng là gương mặt thường trực trong "câu lạc bộ nghìn tỷ lợi nhuận" của hệ thống ngân hàng và đạt đỉnh 3.039 tỷ đồng vào năm 2011. Đến năm 2013, lợi nhuận ngân hàng "tụt dốc không phanh" xuống 828 tỷ đồng, rồi xuống 69 tỷ đồng trong năm 2014. Tới năm 2015, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm là âm 817 tỷ đồng.
 
Kể từ năm 2015 trở đi, Eximbank thường xuyên rơi vào "cuộc chiến quyền lực", những mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông đã khiến Eximbank tiếp tục "vùng vẫy" trong khó khăn, lợi nhuận trồi sụt.
 
Cùng với đó, uy tín của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng khi liên tiếp xảy ra các vụ mất tiền trăm tỷ trong tài khoản của khách hàng do chính nhân viên chiếm đoạt.
 
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của Eximbank cho thấy, nhiều chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quý đều giảm so với cùng kỳ năm 2019.
 
Tính đến 31/3/2020, tổng tài sản của Eximbank giảm 6% so với đầu năm, chỉ còn gần 157.171 tỷ đồng; cho vay khách hàng (giảm 4%) và tiền gửi khách hàng (giảm 7%), đều sụt giảm so với đầu năm, chỉ còn gần 108.870 tỷ đồng và 129.108 tỷ đồng.
 
Nợ xấu của Eximbank tính đến 31/3/2020 tăng 4% so với đầu năm, ghi nhận gần 2.018 tỷ đồng, chủ yếu do tăng nợ dưới tiêu chuẩn (tăng 6%) và nợ nghi ngờ (tăng 25%), dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ của Ngân hàng tăng lên 1,85% so với 1,71% hồi đầu năm.
 
Các chỉ tiêu kinh doanh khác đều giảm, như: lãi từ dịch vụ giảm 5%, còn 75,4 tỷ đồng; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 37%, còn 29 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác giảm nhẹ 3%, còn 36,4 tỷ đồng.
 
Chi phí hoạt động cũng được tiết giảm 6,5% còn 629 tỷ đồng. Trong kỳ, Eximbank hoàn nhập trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 35 tỷ đồng góp phần giúp lợi nhuận trước thuế tăng 30%, đạt 457 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, nguồn thu chính từ lãi thuần cho vay (chiếm 82% tổng nguồn thu lãi) vẫn tăng nhẹ 3%, đạt 855 tỷ đồng giúp cho lãi ròng tăng khá.
 
Lợi nhuận sau thuế cũng tăng tương ứng 30% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 366 tỷ đồng.
 
Eximbank dự kiến trình kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phòng tất toán trái phiếu VAMC là 1.918 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 1.318 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2019.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức