• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
02 Tháng Hai 2025 11:40:06 SA - Mở cửa
VASEP: Xuất khẩu tôm dự báo tiếp tục tăng trong các tháng tới
Nguồn tin: Người đồng hành | 24/06/2020 7:13:43 CH
Xuất khẩu tôm vẫn tăng trong mùa dịch
 
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 5, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 330,2 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng 5/2019, lũy kế 5 tháng đạt 1,2 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này là chưa đáng kể nhưng đáng khích lệ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn ở các thị trường chính. 
 
Trong tháng 5, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản, EU, Hàn Quốc giảm trong khi xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc và Anh tăng. Xét chung 5 tháng, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,2% do tăng trưởng ở các tháng trước. 
 
Cũng theo VASEP, giá tôm Việt Nam được dự đoán sẽ tốt trong đầu quý III năm nay do tồn kho tại các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ và EU không cao như những tháng trước đó. Nguồn cung nguyên liệu tại Trung Quốc dự báo giảm do ảnh hưởng của virus DIV1. Tại Ấn Độ, lệnh phong tỏa kéo dài tới tháng 5 khiến người nuôi ngần ngại thả nuôi, chuỗi nguồn cung bị xáo trộn.
 
Dịch Covid cũng ảnh hưởng tới nguồn cung tôm nguyên liệu tại Ecuador, Indonesia và Thái Lan. Tại Việt Nam, người nuôi tôm vẫn chủ động thả nuôi nên doanh nghiệp không phải lo ngại về vấn đề thiếu nguyên liệu. Xuất khẩu tôm của Việt Nam dự kiến vẫn tăng trong các tháng tới.
 
Tôm Việt có lợi thế cạnh tranh tại thị trường Mỹ
 
Xuất khẩu tôm tháng 5 sang Mỹ tăng 29,5% so với tháng 5/2019 đạt 65,8 triệu USD. Tính chung 5 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 224,5 triệu USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng dương liên tục trong cả 5 tháng đầu năm. 
 
VASEP đánh giá tại thị trường Mỹ, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nguồn cung đối thủ nhờ ổn định lại sản xuất nhanh hơn sau Covid-19 trong khi các nguồn cung như Ấn Độ và Ecuador vẫn còn đang phải chịu tác động nặng nề. Các nhà chế biến và xuất khẩu tôm của Ấn Độ, Ecuador không chỉ chịu tác động bởi đơn hàng giảm mà ngay cả hoạt động sản xuất trong nước bị đình trệ do lệnh phong tỏa, thiếu công nhân trong các nhà máy do họ không đi làm vì lo ngại bị nhiễm bệnh.
 
VASEP phân tích nhập khẩu tôm của Mỹ những tháng đầu năm nay vẫn ổn định để đáp ứng nhu cầu của phân khúc bán lẻ. Doanh số bán lẻ tôm tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng Mỹ trong mùa dịch bệnh.
 
Tháng 4, Mỹ nhập khẩu 51.733 tấn tôm, trị giá 439,4 triệu USD, tăng 6% về khối lượng và 9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá nhập khẩu trung bình trong tháng 4 đạt 8,49 USD/kg, tăng 3% so với tháng 4/2019. Tháng 4, nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Ấn Độ và Indonesia vẫn tăng trong khi nhập khẩu từ Ecuador, Thái Lan, Trung Quốc giảm mạnh. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam sẽ không giảm để bù đắp nguồn cung giảm từ các nguồn cung trên.