• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.247,52 -2,03/-0,16%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:55:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.247,52   -2,03/-0,16%  |   HNX-INDEX   222,17   +0,48/+0,22%  |   UPCOM-INDEX   92,73   -0,07/-0,08%  |   VN30   1.315,94   -1,01/-0,08%  |   HNX30   461,72   +1,47/+0,32%
21 Tháng Giêng 2025 12:04:31 CH - Mở cửa
VJC: Vietjet lỗ vận chuyển hàng không chưa tới 1.500 tỷ đồng nửa đầu năm, tích cực so với các hãng khác
Nguồn tin: Người đồng hành | 31/08/2020 8:11:07 CH
6 tháng, Vietjet đạt doanh thu 10.970 tỷ đồng, giảm 55% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 47 tỷ đồng.
Lỗ vận chuyển hàng không 1.440 tỷ đồng, thấp hơn dự kiến 670 tỷ đồng, được đánh giá là tích cực so với các hãng hàng không trên thế giới do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.
 
Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2020 do Công ty Kiểm toán PwC thực hiện với kết quả hợp nhất đạt doanh thu 10.970 tỷ đồng, giảm 55% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 47 tỷ đồng.
 
Với hoạt động chính là vận tải hàng không bị ảnh hưởng tác động lớn bởi dịch Covid-19, báo cáo tài chính soát xét ghi nhận doanh thu 9.228 tỷ đồng, giảm 54% so với cùng kỳ (bình quân trên thế giới các hãng giảm trên 80%) và lỗ vận chuyển hàng không 1.440 tỷ đồng, thấp hơn dự kiến 670 tỷ đồng, được đánh giá là tích cực so với các hãng hàng không trên thế giới do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu.
 
vietjet-4-9433-1598875401.jpg
Vietjet đạt kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm so với các hãng hàng không khác trên thế giới. Ảnh: VJC
 
Khi dòng tiền kinh doanh vận tải hàng không sụt giảm, Vietjet quyết định chuyển nhượng danh mục đầu tư và một số tài sản đã tích luỹ trong thời gian trước đó để tập trung nguồn vốn, tập trung tiền mặt và nuôi dưỡng nguồn lực để phục hồi khi hàng không bật tăng trở lại.
 
Với tổng tài sản 46.317 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.313 tỷ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ. Chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức 1,1 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0,57 lần. Tỷ lệ nợ vay hiện thuộc nhóm thấp nhất trong ngành hàng không thế giới, nhờ vậy, Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động vốn trung dài hạn để tăng cường nội lực tài chính.
 
Khi thị trường hàng không trong nước được khôi phục, hãng đã khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa với hơn 300 chuyến/ngày trong tháng 6, tăng gấp 3 - 5 lần trong thời gian đỉnh điểm dịch, đồng thời mở mới 8 đường bay nội địa để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và du khách, đưa tổng số lượng đường bay lên đến 52 tuyến, tổng số chuyến đạt 14.000. Chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, tổng số lượt khách vận chuyển đạt 1,2 triệu lượt khách, khôi phục lại thị trường nội địa.
 
Vietjet đã và đang tích cực triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, với bình quân chi phí giảm 55% do giảm khai thác hơn 30 - 35% và giảm đơn giá chi phí 20 - 25%. Vietjet sử dụng nguồn nhiên liệu giá thấp theo chương trình mua trữ xăng dầu đã triển khai thành công vào tháng 5, giúp giảm chi phí 25% so với thị trường.
 
Từ đầu năm đến nay, chủ động trước các kế hoạch ứng phó Covid-19, Vietjet đã triển khai hàng loạt các giải pháp quyết liệt như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ SkyBoss, dịch vụ phụ trợ (ancillary), thẻ bay Power Pass... Vietjet còn chính thức phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa (cargo) từ tháng 4, là hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn triển khai khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC).
 
Ngoài ra, Hãng đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép và bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài để chủ động khai thác, giảm chi phí, tăng doanh thu phụ trợ tại sân bay cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.
 
Với việc chuẩn bị tốt mọi nguồn lực, cộng với việc kinh doanh hiệu quả theo mô hình hàng không chi phí thấp, nếu có sự hỗ trợ về gói vay ưu đãi như các hãng hàng không khác, Vietjet được nhận định sẽ tiếp tục trụ vững và nhanh chóng khôi phục và bật tăng phát triển sau khi thị trường hàng không phục hồi.