Quý II, doanh thu thuần của
GVR đạt hơn 3.315 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, mảng kinh doanh mủ cao su khi chỉ đem về doanh thu 1.751 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ và là nguyên nhân chính khiến doanh thu
GVR sụt giảm. Ở chiều ngược lại, mảng kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng lại mang về doanh thu tăng hơn 2 lần, đạt 224 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán giảm sâu hơn mức giảm của doanh thu, còn 2.605 tỷ đồng nên lãi gộp chỉ giảm 10%, đạt 710 tỷ đồng.
Trong quý, doanh thu hoạt động tài chính của
GVR tăng nhẹ 10% lên 226 tỷ đồng. Gánh nặng về các khoản chi phí được giảm tải. Cụ thể, chi phí tài chính còn 171 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay giảm 14% về mức 142 tỷ đồng. Chi phí bán hàng còn 64 tỷ đồng giảm 31% do tiết giảm phí vận chuyển, bốc xếp và chi phí khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 10% xuống gần 296 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khoản lãi trong các công ty liên doanh, liên kết của
GVR bị suy giảm mạnh, từ 129 tỷ đồng xuống còn 69 tỷ đồng. Tương tự, khoản thu nhập khác cũng chỉ còn 169 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với con số đạt được cùng kỳ năm trước, chủ yếu do hụt nguồn thu từ thanh lý vườn cây cao su hết thời hạn khai thác.
Chốt quý,
GVR báo lãi sau thuế hơn 513 tỷ đồng, tăng 52% so với quý I nhưng giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020,
GVR ghi nhận doanh thu thuần hơn 6.060 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 850 tỷ đồng, cùng giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.
Được biết, năm 2020,
GVR đặt kế hoạch doanh thu là 24.647 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.029 tỷ đồng.
Như vậy, so với kế hoạch khá tham vọng được đặt ra cho cả năm thì
GVR chỉ mới hoàn thành 24,6% mục tiêu doanh thu và 21,1% mục tiêu lợi nhuận.
Tổng tài sản của
GVR tính tại ngày 30/6/2020 là 77.969 tỷ đồng, trong đó nợ vay chỉ bằng 50% vốn chủ sở hữu, ở mức 27.736 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ giảm rất mạnh, ghi nhận mức âm 1.042 tỷ đồng.