• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
21 Tháng Mười 2024 8:12:37 SA - Mở cửa
KQKD VN30 quý II - Nhiều doanh nghiệp lãi tăng bằng lần
Nguồn tin: Người đồng hành | 05/08/2020 8:27:11 SA
Theo thống kê Fiinpro, quý II các doanh nghiệp trong nhóm VN30 tạo ra 41.280 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế nửa đầu năm, lợi nhuận ròng cả nhóm đạt 74.512 tỷ đồng, giảm 5,1%.

Đơn vị: tỷ đồng
 
Kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp trong nhóm VN30 cải thiện so với quý trước, tăng 25% dù thực hiện giãn cách xã hội trên cả nước và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trong đó, doanh nghiệp duy nhất thua lỗ là Xây dựng FLC Fasos (ROS), các doanh nghiệp quý I lỗ cả nghìn tỷ đồng như Petrolimex (PLX), Vietjet (VJC) thì quý này có lãi trở lại.

Đơn vị: tỷ đồng
 
Nhiều doanh nghiệp lãi tăng tính bằng lần
 
Đáng chú ý, có nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng tính bằng lần như TTC Sugar (HoSE:SBT), Tài chính Hoàng Huy hay Chứng khoán SSI… bất chấp quý II nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và có khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 4.
 
Quý cuối niên độ 2019-2020 (1/4-30/6), TTC Sugar ghi nhận doanh thu tăng 30% đạt 3.728 tỷ đồng, biên lãi gộp cải thiện mạnh từ 6,9% lên 13,7%. Đồng thời, dù doanh thu tài chính giảm mạnh nhưng các chi phí đồng loạt giảm đã giúp lãi ròng đạt 240 tỷ đồng, gấp 7,7 lần cùng kỳ năm trước. Kết quả này giúp lũy kế cả năm, lãi ròng TTC Sugar đạt 372 tỷ đồng, tăng 38,8% niên độ trước.
 
Doanh nghiệp đường cho biết sản lượng tiêu thụ cả niên độ tăng 41%, riêng kênh xuất khẩu tăng 212%. Đơn vị tăng tỷ trọng các dòng sản phẩm chất lượng cao, tạo nên giá trị gia tăng lớn trong doanh thu, cũng như có chính sách kiểm soát chi phí đầu vào, giảm lãi vay. Cũng phải lưu ý rằng kết quả hoạt động kinh doanh chính của TTC Sugar niên độ trước rất thấp do giá đường thế giới xuống thấp và đường nhập lậu tăng, doanh nghiệp có lãi chủ yếu nhờ hoạt thanh lý khoản đầu tư và tài sản cố định.
 
Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) có quý khởi đầu niên độ tài chính 2020-2021 (1/4/2020 – 31/3/2021) khá thuận lợi với doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến. Cụ thể, doanh thu thuần TCH đạt 1.172 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 212 tỷ đồng, gấp 3 lần. Đây là kết quả cao nhất kể từ khi doanh nghiệp niêm yết (2016).
 
Doanh nghiệp lý giải doanh thu và lợi nhuận tăng nhờ các đơn vị vận tải tăng cường mua xe tải để tăng năng lực vận tải đón đầu làn sóng FDI. Đồng thời, các dự án nhà ở tiếp tục được hoàn thiện, bàn giao. Trong quý, TCH ghi nhận doanh thu hơn 630 tỷ đồng từ hợp đồng xây dựng dự án cải tạo chung cư cũ HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình, TP Hải Phòng và hơn 290 tỷ đồng kinh doanh bất động sản.
 
Chứng khoán SSI (HoSE:SSI) cũng ghi nhận lợi nhuận quý II tăng 138% lên 523 tỷ đồng nhờ diễn biến thị trường chứng khoán thuận lợi. Hầu hết nguồn thu của doanh nghiệp đều tăng như nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng 46%, tư vấn tài chính tăng 50%, đặc biệt lãi từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) gấp 5 lần cùng kỳ đạt 734 tỷ đồng.
 
Kết quả đột biến quý II đã giúp lợi nhuận công ty chứng khoán lũy kế 6 tháng đạt 533 tỷ đồng, tăng 27% nửa đầu năm trước trong khi quý I chỉ đạt 9 tỷ đồng.

Đơn vị: tỷ đồng
 
Nhiều doanh nghiệp lớn vẫn đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận bất chấp dịch Covid-19 như Hòa Phát (HPG), Vinamilk (VNM), PV Power (POW), Novaland (NVL). 
 
Hòa Phát gây chú ý với mức lãi cao kỷ lục 2.743 tỷ đồng quý II, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Động lực thúc đẩy lợi nhuận đến từ sản lượng bán thép tăng, giá vốn tốt và mảng nông nghiệp tạo lợi nhuận đột biến.
 
9 ngân hàng thuộc nhóm VN30 chỉ duy nhất Eximbank (EIB) báo cáo lợi nhuận quý II giảm sâu so với cùng kỳ năm trước với 75 tỷ đồng. Ngược lại, VietinBank (CTG) báo lãi quý II tăng 102% lên 3.572 tỷ đồng, chủ yếu nhờ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh từ 4.139 tỷ đồng xuống 2.207 tỷ đồng.

Đơn vị: tỷ đồng
 
Lợi nhuận nhóm "VIC" trái chiều
 
Quý I, Vinhomes (HoSE:VHM) là điểm sáng lợi nhuận trong nhóm VN30 nhưng đến quý II lại ghi nhận mức giảm đến 49% xuống 3.758 tỷ đồng. Nguyên nhân do lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản và hợp đồng hợp tác kinh doanh giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, lũy kế nửa đầu năm, lãi ròng Vinhomes còn tăng 7,6%, ghi nhận 10.602 tỷ đồng.  
 
Ảnh hưởng bởi Covid-19, Vincom Retail (HoSE:VRE) tạm thời đóng cửa các trung tâm thương mại trong nửa đầu tháng 4. Theo đó, công ty bị giảm doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan khoảng 353 tỷ đồng, tức giảm 18%, chủ yếu là khoản hỗ trợ khách thuê chịu ảnh hưởng dịch bệnh; lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ giảm 46% xuống 343 tỷ đồng.
 
Kết quả kinh doanh của Vingroup (HoSE:VIC), công ty mẹ Vinhomes và Vincom Retail, ngược lại tăng 37% so với cùng kỳ nhờ hạch toán 6.900 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế từ chuyển nhượng cổ phần The CrownX. Doanh thu thuần giảm 40,8% xuống 23.207 tỷ đồng. Ngoại trừ mảng sản xuất tăng đột biến doanh thu 222% thì các nguồn thu khác của Vingroup đều giảm như chuyển nhượng bất động sản giảm 35,6%, cho thuê bất động sản giảm 19%, dịch vụ khách sạn và giải trí giảm 64,5%, dịch vụ bệnh viện giảm 35,3%. Đồng thời, doanh nghiệp cũng không còn doanh thu từ mảng bán lẻ, cùng kỳ năm trước có 7.014 tỷ đồng. 

Đơn vị: tỷ đồng
 
Vietjet, Petrolimex, Masan có lãi trở lại sau quý I thua lỗ
 
Trong khi nhiều hãng hàng không tiếp tục lỗ đậm trong quý II thì Vietjet (VIC) ghi nhận khoản lãi 1.063 tỷ đồng, tăng 71% cùng kỳ năm trước và bù đắp hết khoản lỗ gần một nghìn tỷ đồng trong quý I. Nguyên nhân do doanh thu tài chính đột biến 1.174 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm mạnh do hoàn nhập chi phí dự phòng 690 tỷ đồng PV Oil còn hoạt động kinh doanh chính tiếp tục lỗ gộp 109 tỷ đồng.
 
Theo thuyết minh BCTC, doanh thu tài chính quý II của Vietjet chủ yếu là lãi chênh lệch tỷ giá 546 tỷ đồng và thu nhập tài chính khác 598 tỷ đồng.
 
Với Petrolimex, việc không phải trích lập giảm giá hàng tồn kho lớn như quý I đã đem lại khoản lãi 677 tỷ đồng, giảm 45% so với quý II/2019 nhưng cải thiện rất nhiều so với con số lỗ 1.800 tỷ đồng quý I.
 
Việc nhận sáp nhập VinCommerce đã khiến Masan Group báo lỗ lần đầu tiên trong 6 năm vào quý I với 78 tỷ đồng. Sang quý II, tập đoàn có lãi 195 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng  kỳ năm trước và giúp nửa đầu năm lãi 117 tỷ đồng. Doanh thu thuần và doanh thu tài chính Masan Group cùng tăng mạnh nhưng biên lợi nhuận gộp giảm và các chi phí như tài chính, bán hàng và quản lý đồng thời tăng mạnh khiến lợi nhuận giảm sâu.
 
Theo quy định, những doanh nghiệp nào có khoản lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trên BCTC soát xét bán niên hoặc kiểm toán năm là số âm thì sẽ rơi vào diện không được giao dịch ký quỹ. Do vậy, nhiều khả năng Petrolimex, ROS sẽ bị cắt margin ở kỳ xem xét tiếp theo.
 
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức