• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 9:19:47 SA - Mở cửa
BCM: 'Soi' hồ sơ năng lực của Becamex IDC trước thềm niêm yết trên HoSE
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 05/08/2020 9:19:50 SA
Hiện, số cổ phiếu này đang được giao dịch trên UPCoM với mức giá 29.000 đồng/cp (phiên 4/8) tương đương vốn hóa thị trường đạt gần 40.000 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất của Becamex IDC là UBND tỉnh Bình Dương với tỷ lệ sở hữu 95,44% vốn điều lệ.
 
Sở hữu quỹ đất "khủng"
 
Hiện nay, Becamex IDC sở hữu 14 khu công nghiệp với tổng diện tích 10.456 ha, chiếm 11,4% tổng diện tích đất khu công nghiệp tại Việt Nam - cao nhất ngành, gấp đôi diện tích mà Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) và Sonadezi sở hữu, gấp khoảng 10 lần các doanh nghiệp khác.
 
Trong đó, Tổng công ty trực tiếp quản lý 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.923 ha với các Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, 2 và 3; Khu công nghiệp Thới Hòa; Khu công nghiệp Bàu Bàng; Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng.
 
Theo bản cáo bạch của doanh nghiệp, để tạo quỹ đất cho các năm tiếp theo, Becamex đã đầu tư dự án Khu công nghiệp Cây Trường (Bình Dương), diện tích quy hoạch 700 ha với vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng. Dự án đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện tại, dự án đang được giải phóng mặt bằng, hoàn tất pháp lý để đưa vào khai thác từ năm 2021.
 
Becamex cũng phát triển bất động sản dân cư - thương mại với mục tiêu cung cấp chỗ ở cho chuyên gia, công nhân. Các khu đô thị, khu dân cư Becamex phát triển được quy hoạch đồng bộ cùng khu công nghiệp như khu dân cư Mỹ Phước, Thới Hòa, Bàu Bàng, VietSing, dự án Thành phố mới Bình Dương (1.000 ha) và Becamex City Center (6 ha). Tổng công ty còn cung cấp dịch vụ y tế - giáo dục và tham gia vào hoạt động xây dựng bổ trợ cho công tác xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, dự án bất động sản.
 
Tại thời điểm 31/12/2019, tổng diện tích đất kinh doanh còn lại, đất làm văn phòng, kho bãi, đất triển khai dự án là 1.946 ha, trong đó đất dành cho các dự án khu dân cư, tái định cư là 1.242 ha và đất dự án khu công nghiệp 704 ha.
 
Tăng vốn lên 20.000 tỷ đồng
 
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vừa qua, Becamex IDC đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 10.350 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng nhằm thanh toán các khoản vay và tài trợ vốn cho các dự án, triển khai trong 2 giai đoạn.
 
Ở giai đoạn 1, Tổng công ty sẽ chào bán 207 triệu cổ phiếu, tương đương 20% vốn điều lệ cho cổ đông hiện hữu với giá đề xuất 15.000 đồng/cp trong năm 2020 và/hoặc 2021. Dự kiến sau đợt phát hành này Becamex sẽ tăng vốn điều lệ lên 12.240 tỷ đồng.
 
Ở giai đoạn 2, Becamex IDC sẽ phát hành riêng lẻ tối đa 758 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, tương đương 7.580 tỷ đồng hoàn thành mục tiêu tăng vốn.
 
Về tình hình kinh doanh, trong quý II, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 1.254 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 248 tỷ đồng, giảm 38% và 65% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng, doanh thu Tổng công ty đạt 2.484 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 581 tỷ đồng, giảm 27% và 53%. Mặc dù vậy, Tổng công ty đã thực hiện được tới 62% kế hoạch lợi nhuận đặt ra.
 
Tính tới 30/6, tổng tài sản tăng 3,2% lên 44.910 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho trị giá 24.076 tỷ đồng, chiếm 54% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn là 10.269 tỷ đồng, chiếm 23% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 4.442 tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng tài sản.
 
Năm 2020, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu 6.016 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 931 tỷ đồng, giảm lần lượt 40% và 65% so với thực hiện năm trước. Kế hoạch kinh doanh được đặt ra trên cơ sở đẩy mạnh mảng bất động sản dân cư, dự kiến chiếm 60% cơ cấu, trong khi năm trước chỉ là 17%. Mảng khu công nghiệp chỉ chiếm 23%, giảm so với tỷ trọng 61% của năm ngoái.
 
Trong giai đoạn 2020 - 2021, Becamex xác định kế hoạch kinh doanh đều giảm so với các năm trước do tác động của dịch bệnh và dự báo kéo dài, diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời năm nay, Becamex sẽ không còn ghi nhận lợi nhuận tài chính đầu tư như năm 2019, dự kiến nguồn thu cổ tức từ các đơn vị thành viên cũng sẽ giảm.
 
Những khoản nợ "khổng lồ"
 
Đồng hành cùng khối tài sản hàng chục nghìn tỷ đồng là những khoản vay nợ cũng xứng tầm “ông lớn” của Becamex IDC. Xét riêng dư nợ tại các nhà băng, tính đến ngày 30/6/20 2020, Becamex IDC đang vay ngắn hạn ngân hàng tổng cộng 4.387 tỷ đồng và thêm vào đó là 3.123 tỷ đồng dài hạn. Đặc biệt, Tổng công ty còn huy động gần 6.000 tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác thông qua việc phát hành trái phiếu.
 
Chủ nợ lớn nhất hiện nay của Becamex IDC là BIDV chi nhánh Bình Dương với dư nợ khoảng gần 5.000 tỷ đồng cả ngắn và dài hạn, chiếm 66,5% tổng nợ vay ngân hàng của Tổng công ty. Đồng thời đây cũng là đơn vị “ôm” tới 2.149 tỷ đồng trái phiếu của Becamex IDC.
 
Vậy, điều gì đã khiến các định chế tài chính có thể mạnh dạn cấp những khoản tín dụng khổng lồ vừa nêu cho Becamex IDC?
 
Mục đích vay vốn, tư cách vay vốn, phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ… - đều là những yếu tố không thể thiếu mà các nhà băng cần thiết phải xem xét trước khi thông qua quyết định giải ngân. Nhưng quan trọng nhất vẫn là hình thức đảm bảo tiền vay, hay còn gọi là tài sản đảm bảo.
 
Chủng loại tài sản thế chấp cũng khá đa dạng từ quyền kinh doanh và khai thác dự án, hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, quyền thu cổ tức, tài sản hình thành từ vốn vay… đến các khoản thu theo hợp đồng kinh tế. Đặc biệt, không thể thiếu trong số đó là các quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
 
Chẳng hạn như để bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn tại BIDV Bình Dương, ngoài việc thế chấp quyền kinh doanh và khai thác dự án khu công nghiệp Mỹ Phước 1, Mỹ Phước 2, Mỹ Phước 3, Becamex IDC còn phải “các” thêm quyền sử dụng 140.116,8 m2 đất ở Khu Thành phố mới Bình Dương (định giá 1.541.000 triệu đồng), quyền sử dụng 77.859,7 m2 đất dịch vụ tại phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An (định giá 269.390 triệu đồng), quyền sử dụng 991.743,2 m2 đất tại Lai Uyên, huyện Bến Cát (định giá 1.090.883 triệu đồng).
 
Thống kê của Thời báo Kinh doanh căn cứ trên Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 của Becamex IDC cho thấy, doanh nghiệp đang thế chấp, cầm cố tổng cộng hơn 5.000.000 m2 quyền sử dụng đất tại các ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay, phát hành trái phiếu cũng như cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu  của các công ty con.

Cổ phiếu liên quan