• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 2:36:22 SA - Mở cửa
Giá bán tiếp tục leo thang, nhiều doanh nghiệp phân bón lãi tăng bằng lần quý III
Nguồn tin: Người đồng hành | 22/10/2021 2:46:32 CH
Hạ nhiệt trong tháng 8 và 9, giá phân bón các loại tiếp tục leo thang từ đầu tháng 10.
Nhiều khả năng có cuộc chiến giành giật phân bón trên thế giới trong quý IV và cả năm 2022.
Nhiều doanh nghiệp phân bón như Đạm Phú Mỹ, PCE, PMB, DAP Vinachem báo lãi quý III gấp nhiều lần cùng kỳ.
 
Giá các loại phân bón leo thang
 
Theo thống kê của Người Đồng Hành, giá phân bón các loại có đà tăng nóng từ đầu năm đến 8 và 9 hạ nhiệt, tuy nhiên qua đến đầu tháng 10 bật tăng mạnh trở lại. Tính đến 22/10, giá phân bón ure Cà Mau và Phú Mỹ đạt bình quân 835.000 bao 50 kg ở khu vực Tây Nam Bộ, tăng gần 130% so với đầu năm. Giá DAP Đình Vũ lên 940.000 đồng mỗi bao, tăng 88%. Giá kali miểng cũng gấp đôi đầu năm. Giá NPK Cà Mau và Phú Mỹ tăng trên 40%, giá NKP Bình Điền tăng 23%.
 
Trong vòng chưa đầy 1 tháng, giá ure tăng hơn 27%, DAP tăng từ 12% đến 27%, kali miểng tăng 19%, NPK tăng 3% đến 6%.

 
Đơn vị: đồng/bao 50 kg
 
Theo các bản tin của Công ty dự báo phân tích thị trường Argus và Fertecon, thị trường NPK đang dồn sự chú ý vào châu Âu khi mà hàng loạt nhà máy tại đây tuyên bố tạm dừng sản xuất do các nguyên liệu chính là ammonia, phosphate, khí đốt khan hiếm và tăng giá cao. Tại châu Á, việc Trung Quốc dự kiến dừng xuất khẩu NP/NPK cho đến giữa năm 2022 đã dấy lên làn sóng lo ngại thiếu hụt NPK, nhất là tại các nước Đông Nam Á.
 
Trong khi đó, nhu cầu đang tăng lên ở khu vực châu Phi, Đông Nam Á, Ấn Độ và nhiều nơi khác trên thế giới do bước vào vụ sản xuất mới khiến giá mặt hàng này dự đoán còn tiếp tục tăng cao. Nguồn cung giảm trong khi cầu tăng nên mặc dù giá tăng, các nước sản xuất nông nghiệp lớn buộc phải tích trữ NPK.
 
Diễn biến tương tự với phân DAP, nhiều nhà máy đóng cửa sản xuất khi giá khí đốt tăng cao hoặc do ảnh hưởng của thiên tai, chính sách hạn chế xuất khẩu phosphate của Trung Quốc được đưa ra đã kéo tụt nguồn cung trong quý IV và đẩy giá tăng lên tại nhiều khu vực do chuẩn bị bước vào vụ sản xuất chính.
 
Trong những tháng cuối năm và thậm chí cả năm 2022, thế giới có thể sẽ bước vào một “cuộc chiến giành giật phân bón” và đẩy giá mặt hàng lên những mốc kỷ lục mới.
 
Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng với đặc điểm nền kinh tế mở, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, giá phân bón các loại trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng mạnh theo giá dầu và giá khí thế giới.
 
Doanh nghiệp phân bón lãi gấp nhiều lần quý III
 
Nhiều doanh nghiệp phân bón tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan quý III, biên lợi nhuận cải thiện, lãi ròng gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước.
 
Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM) công bố BCTC hợp nhất quý III với doanh thu tăng 44,5% lên 2.824 tỷ đồng. Giá vốn tăng thấp hơn nên lợi nhuận gộp đạt 1.041 tỷ đồng, tăng 140%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 22% lên 37%. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 618 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, lãi ròng 1.473 tỷ đồng, tăng 150% và gấp 4 lần kế hoạch năm.
 
Doanh nghiệp lý giải giá bán và sản lượng kinh doanh mặt hàng phân bón trong quý III cùng tăng so với cùng kỳ năm trước thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Công ty con của Đạm Phú Mỹ, Phân bón và Hóa chất dầu khí miền Trung (HNX: PCE) báo lãi quý III đạt 8,6 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ năm trước. 9 tháng, doanh thu PCE tăng 33% lên 2.020 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gấp 2,8 lần lên 27 tỷ đồng.
 
Nguyên nhân là đơn giá tiêu thụ các mặt hàng trong quý tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, riêng ure Phú Mỹ tăng 78%, các mặt hàng tự doanh khác tăng 90%. Đồng thời, sản lượng phân bón thương hiệu Phú Mỹ tăng 27% cùng đơn giá tăng 28%.
 
Tương tự, Phân bón và Hóa chất miền Bắc (HNX: PMB) – công ty con khác của Đạm Phú Mỹ ghi nhận lợi nhuận 7,4 tỷ đồng quý III, cải thiện so với con số lỗ 1,4 tỷ cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng lãi đạt 22 tỷ đồng, gấp 2,6 lần.
 
DAP Vinachem (UPCoM: DDV) công bố giá bán bình quân (đã trừ chiết khấu) quý III đạt 13 triệu đồng/tấn, tăng 69% so với quý III/2020. Việc này giúp doanh thu thuần đạt 788 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp ghi nhận 15%, tăng so với mức 11% cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 68 tỷ đồng, cải thiện so với con số lỗ 7 tỷ cùng kỳ năm trước.
 
Lũy kế 9 tháng, doanh thu 2.158 tỷ đồng, tăng 84%; lãi sau thuế 159 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 40 tỷ đồng. DAP Vinachem thực hiện 84% kế hoạch doanh thu và vượt 134% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) ghi nhận doanh thu quý III đạt 2.106 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 23% lên hơn 30%. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 478 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ năm ngoái trước và lập kỷ lục trong lịch sử hoạt động.
 
Theo giải trình, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly, phân bón… tăng giúp doanh thu DGC tăng hơn 35%. Cùng với đó, sự đổi mới về công nghệ sản xuất phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly và phân bón giúp doanh nghiệp giảm được chi phí điện năng, chi phí nguyên liệu đầu vào (như quặng apatit, than) dẫn đến giá thành giảm.
 
Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp đạt 6.094 tỷ đồng doanh thu và 1.113 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 31% và 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, Hóa chất Đức Giang đã thực hiện 81% chỉ tiêu doanh thu và vượt 1% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
 
Hóa chất Đức Giang sản xuất và kinh doanh sản phẩm phospho vàng, axit WPA, phân bón tổng hợp (MAP, DAP), phân lân, bột giặt… Trong đó, phospho vàng đóng góp doanh thu lớn nhất 47%, các sản phẩm phân bón đóng góp 16,5% (số liệu 2020).

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Riêng Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX: LAS) có kết quả kinh doanh quý III đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần giảm 12% về 354 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 18,7% về còn 16,7%. Lãi trước thuế tăng 18% đạt hơn 7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần như tương đương cùng kỳ với 6 tỷ đồng.
 
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần hơn 1.957 tỷ đồng, tăng 25%. Lợi nhuận trước thuế đạt 74 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ gần 5 tỷ đồng cùng kỳ. So với kế hoạch năm, đơn vị hoàn thành 69% chỉ tiêu doanh thu và gấp 2 lần mục tiêu lợi nhuận.