• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 6:37:21 CH - Mở cửa
Gia tăng vụ kiện chống bán phá giá đối với doanh nghiệp thép tại ASEAN
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 25/11/2021 4:43:02 CH
Đã có những doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen, Tôn Đông Á… không chỉ thường xuyên bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại các thị trường lớn như Mỹ, EU…, mà còn xảy ra ngày càng nhiều ở các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…
 
Đây là thông tin được chia sẻ tại Toạ đàm “Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại hướng tới cán cân xuất nhập khẩu bền vững” tổ chức ngày 25/11.
 
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết và thực hiện 15 FTA, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể, những năm gần đây, xuất khẩu thép của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng bình quân xuất khẩu khoảng hơn 20%/năm, trong đó tính riêng xuất khẩu thép thành phẩm tăng trưởng khoảng 12%/năm.

 
Trong tháng 10/2021, sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm tăng mạnh, đạt 147.000 tấn, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất từ trước đến nay.
 
Năm 2021, đại dịch bùng phát, ảnh hưởng đến nền kinh tế, nhưng ngành thép Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Trong 10 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu được khoảng 6,5 triệu tấn thép, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020.
 
Năm 2001, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 30 tỷ USD. Đến năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 100 tỷ USD. Với tốc độ phát triển này, dự báo năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến trên 600 tỷ USD.
 
Tuy nhiên, mặt trái của việc gia tăng xuất khẩu là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các thị trường dẫn đến các vụ kiện phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng. Theo thống kê, trong thời gian kể từ 2004 - 10/2021, nước ngoài kiện thép xuất khẩu của Việt Nam là 66 vụ, nhưng chỉ 6 vụ việc đã kháng kiện thành công có hiệu quả. Với các vụ kiện kéo dài trong 1 - 2 năm.
 
“Việc gia tăng các vụ kiện phòng vệ thương mại là điều tất yếu trong bối cảnh hội nhập do sự cạnh tranh. Đặc biệt là bối cảnh dịch Covid-19, các nước tập trung tăng cường hỗ trợ một số ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, việc các thị trường quen thuộc trong ASEAN cũng khởi xướng các vụ kiện đang là thực trạng đáng lo ngại đối với ngành thép Việt Nam”, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay.
 
Đáng lưu ý, qua theo dõi diễn biến gần đây, Hiệp hội Thép nhận thấy các vụ kiện phòng vệ thương mại không chỉ xảy ra ở các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Úc, Châu Âu… mà còn xảy ra ngày càng nhiều ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…
 
Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Thép Đông Nam Á lưu ý: “trong 2 năm gần đây, tỷ lệ các nước khởi kiện Việt Nam chiếm hơn một nửa là Thái Lan, Malaysia, Indonesia…”.
 
Các chuyên gia nhận định, nếu doanh nghiệp trong nước không có những biện pháp bảo vệ lợi ích trước mắt và lâu dài, thị trường sẽ mất dần vào tay đối thủ láng giềng.
 
Mặc dù hiện nay, các doanh nghiệp thép đã lớn mạnh hơn sau những vụ kiện phòng vệ thương mại, song các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước. Đồng thời, nỗ lực khép kín từ khâu đầu vào đến sản xuất để loại trừ dần nguồn gốc xuất xứ từ các nước nhằm giảm đến mức thấp nhất việc các nước cho rằng Việt Nam lẩn tránh thuế.
 
Với góc độ là Chủ tịch Hiệp hội Thép Đông Nam Á, ông Nghiêm Xuân Đa cho biết, đã đề xuất đưa các nội dung giải quyết tranh chấp thương mại trong ASEAN là chương trình nghị sự ưu tiên. Tuy nhiên, ông cũng kiến nghị: “giải pháp lâu dài cần nỗ lực nhiều hơn nữa. Đòi hỏi quyết tâm của các Hiệp hội, các nhà sản xuất thép trong nước. Cùng với đó, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ trong các Hội nghị các nước ASEAN, đưa vấn đề về hợp tác, tranh chấp thương mại của các nước ASEAN lên chương trình nghị sự”.