• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:22:06 CH - Mở cửa
Chứng khoán 10/12: Lực đè xuất hiện vào phiên chiều, VN-Index bị kéo xuống dưới MA20
Nguồn tin: BizLIVE | 10/12/2021 4:00:00 CH
Ngân hàng bị các lệnh bán ghìm đà tăng trong phiên chiều nay khiến đóng góp của nhóm này bị bào mỏng đi. Thêm một cổ phiếu trụ là VIC tác động nữa thì chỉ số đã hoàn thành việc đảo chiều giảm cuối phiên.

 
VN-Index chiều 10/12
 
Đà tăng của của Ngân hàng có thể chỉ đến từ tiết cung nên khi tiền vào chưa đủ mạnh, phe bán cho thể dễ dàng tác động tới giá của các cổ phiếu. VCB (+0,8%) cuối phiên thu hẹp đáng kể thành quả đã có để đóng cửa ở 100.000 đồng/cổ phiếu. Còn các mã TPB (+1,6%), BID (+1,4%), VIB (+1,2%) cũng chỉ còn tăng được hơn 1%.
Nếu chỉ là những biến động này, cơ hội cho VN-Index giữ sắc xanh vẫn còn bởi đã có thời điểm chỉ số vẫn cố gắng lấy tăng điểm trở lại.
Phải thêm những tác động từ VIC (-3,6%), GAS (-2,1%) mới dập được hy vọng của thị trường. Chỉ số cuối phiên giảm 4,44 điểm (-0,3%) xuống 1.463,54 điểm qua đó lỡ cơ hội vượt lên hẳn đường MA20.
Những cổ phiếu còn chưa vững ở nhóm Midcap và Penny là đối tượng nhạy cảm nhất với VN30. Các mã APH (-1,34%), HSG (-2,68%), HBC (-1,36%), HCM (-1,57%), KDC (-1,94%), DIG (-1,3%), HCM (-1,57%), FLC (-1,96%) phải giảm trên 1%.
Các mã thực sự khỏe trong khi đó vẫn đề kháng khá tốt để giữ đà tăng như DBC (+4,06%), FRT (+4,4%), SZC (+5,86%), PC1 (+6,4%), HAG (+3,43%), HNG (+4%).
Bức tranh chung do đó chưa hề xấu thêm nhưng vẫn cần thêm quá trình thử thách. Trong nhịp điều chỉnh cuối tháng 8, thị trường cũng đã phải mất tới gần 1 tháng "nắn gân" nhà đầu tư trước khi thực sự trở lại xu hướng tăng.
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, thị trường tuần sau sẽ có kỳ đáo hạn phái sinh và cơ cấu ETF vào phiên thứ Năm và thứ Sáu nên rất khó để tăng tốc.
Thanh khoản hôm nay đạt tăng 18% lên 23.011 tỷ đồng vẫn là một điểm cộng có thể giúp nhà đầu tư phần nào an tâm.
Với HNX và UPCoM, bức tranh phân hóa cũng diễn ra nhưng không có chuyển động khó chịu cổ phiếu lớn như HOSE. IDC (-3,4%), BSR (-1,4%) vẫn duy trì áp lực giảm từ đầu phiên tới cuối phiên. Còn các mã HHV (+5,2%), CEN (+14,5%), TNG (+6,5%), LAS (+3,5%) vẫn tự do tăng giá. 
Chỉ số HNX-Index giảm 0,39% xuống 450,75 điểm còn UCoM-Index giảm 0,09% xuống 111,81 điểm. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn là hơn 5.500 tỷ đồng.
*****
Nút thắt về thanh khoản được cởi trói từ từ nhờ Ngân hàng. Các mã VPB (+1,4%), TPB (+1,95%) cuối phiên sáng đã đạt trên 300 tỷ đồng.
So với các mã top đầu thanh khoản như HPG (455 tỷ đồng), KBC (444 tỷ đồng), POW (416 tỷ đồng), các cổ phiếu trên vẫn thấp hơn nhưng Ngân hàng đang nâng giá trị giao dịch của thị trường lên. Tính đến cuối phiên sáng, khớp lệnh trên HOSE đã tăng 28% lên 13.100 tỷ đồng.
Các cơ hội như POW (+4,85%), VGC (+6,88%), PC1 (+5,2%), DBC (+4,06%) nhờ đó vẫn đang duy trì. Các cổ phiếu này đáng ra có thể sẽ vẫn lừng khừng nếu như không có Ngân hàng ủng hộ.
Hiện sắc xanh vẫn còn được duy trì ở VN-Index chủ yếu chính nhờ tiếng nói của Ngân hàng. Các chỉ số khu vực châu Á hầu hết đều giảm điểm như TWSE (-0,44%), SET (-0,01%), BSE (-0,46%), KOSPI (-0,71%).
Chỉ số HNX-Index hiện không có nhiều sự hỗ trợ của Ngân hàng nên phải nhận áp lực điều chỉnh rõ hơn. Chỉ số đang bị IDC (-4,1%), CEO (-1%) kéo xuống. Cuối phiên sáng, HNX-Index giảm 0,26% xuống 451,36 điểm. Thanh khoản đạt 1.499 tỷ đồng.
*****
Có sự tham gia của Ngân hàng, dòng tiền phải sôi động hơn. Giá trị giao dịch đang có những chuyển biến dần tích cực.

 
VN-Index sáng 10/12
 
Nút thắt về thanh khoản được cởi trói từ từ nhờ Ngân hàng. Các mã VPB (+1,4%), TPB (+1,95%) cuối phiên sáng đã đạt trên 300 tỷ đồng.
So với các mã top đầu thanh khoản như HPG (455 tỷ đồng), KBC (444 tỷ đồng), POW (416 tỷ đồng), các cổ phiếu trên vẫn thấp hơn nhưng Ngân hàng đang nâng giá trị giao dịch của thị trường lên. Tính đến cuối phiên sáng, khớp lệnh trên HOSE đã tăng 28% lên 13.100 tỷ đồng.
Các cơ hội như POW (+4,85%), VGC (+6,88%), PC1 (+5,2%), DBC (+4,06%) nhờ đó vẫn đang duy trì. Các cổ phiếu này đáng ra có thể sẽ vẫn lừng khừng nếu như không có Ngân hàng ủng hộ.
Hiện sắc xanh vẫn còn được duy trì ở VN-Index chủ yếu chính nhờ tiếng nói của Ngân hàng. Các chỉ số khu vực châu Á hầu hết đều giảm điểm như TWSE (-0,44%), SET (-0,01%), BSE (-0,46%), KOSPI (-0,71%).
Chỉ số HNX-Index hiện không có nhiều sự hỗ trợ của Ngân hàng nên phải nhận áp lực điều chỉnh rõ hơn. Chỉ số đang bị IDC (-4,1%), CEO (-1%) kéo xuống. Cuối phiên sáng, HNX-Index giảm 0,26% xuống 451,36 điểm. Thanh khoản đạt 1.499 tỷ đồng.
*****
Ngay sau phiên về đúng đường xu hướng, VN-Index đang có sự hỗ trợ từ nhóm Ngân hàng để đi tiếp nhằm tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư. VCB lại có thêm một cú nữa rướn qua 100.000 đồng/cổ phiếu dù đã có hơn chục lần thất bại tại đây.
 
Ngân hàng lên tiếng?
 
Cổ phiếu Ngân hàng vẫn luôn không thể thiếu trong các nhịp hồi phục của thị trường. Phiên hôm qua, các mã Ngân hàng có tăng giá nhưng vai trò khá mờ nhạt. Tuy nhiên, đến sáng nay, sự hiện diện của Ngân hàng là rõ rệt hơn nhiều.
Cả nhóm vừa đóng góp điểm số vừa đóng góp thanh khoản. VCB (+3,2%) lại một lần nữa là cổ phiếu dẫn dắt cho ngành và thị trường với việc vượt mốc 100.000 đồng/cổ phiếu. Đây lại là một lần nữa cổ phiếu này ghi nhận cố gắng sau hơn chục lần thất bại.
Thực tế, sự lặp đi lặp lại các dao động quanh vùng 100.000 đồng/cổ phiếu đang hình thành thói quen "lướt lát" cho nhà đầu tư. Việc bứt phá hẳn khỏi chướng ngại vật lớn này sẽ cần đòi hỏi thanh khoản đủ thuyết phục. Với khối lượng đầu phiên là hơn 500.000 đơn vị thì kịch bản tích cực đang chưa khả thi.
Điểm liên quan, Vietcombank vừa công bố thông tin chuẩn bị trả cổ tức với tỷ lệ 39,6%.
Dù sao, VCB cũng khuấy động các mã trong ngành như LPB (+1,9%), BID (+2,2%), VIB (+2,1%), TPB (+2,3%) trong đó TPB đang là có giá trị giao dịch lớn nhất HOSE (gần 300 tỷ đồng).
Các mã TCB (+0,4%), STB (+0,2%), VPB (+1,1%) là những mã cần phải sớm tăng tốc nếu như Ngân hàng vẫn còn nuôi tham vọng tạo sóng trở lại.
Điểm chưa an toàn là đóng góp của Ngân hàng lại đang bị các cổ phiếu khác trong VN30 như VHM (-0,4%), VIC (-0,9%), GAS (-0,7%), VNM (-0,9%) bù trừ. Nhóm này đang có lý do để gây khó khăn cho thị trường khi chứng khoán thế giới đang có động thái test lại nhịp hồi phục. S&P 500 đã giảm 0,72% đêm qua trong khi CSI 300 cũng đang giảm hơn 0,5% để kiểm tra lại đường MA200.
Thị trường chung vì vậy cũng chưa vội ăn mừng theo Ngân hàng vào lúc này. Các cổ phiếu phần lớn đang thủ thế, dao động quanh biên độ +/-1%. Một số mã cá biệt đang là IDI (+5,23%), PC1 (+5,6%), HVN (+3,2%) trong đó IDI là mã đang được nhắc nhiều nhất trong thời gian qua.
Được biết, Phó tổng giám đốc của IDI mới đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu qua đó giúp cổ phiếu này có nỗ lực hồi phục đầu tiên sau chuỗi phiên rơi tự do khiến thị giá giảm 45%.
Tính đến 10h30, chỉ số VN-Index đang tăng được khoảng 5 điểm lên 1.473 điểm. Trong khi đó HNX-Index lại đang chủ yếu đi ngang ngay dưới tham chiếu.