Sau khi có một nhịp tăng mạnh đón thông tin về giảm 50% phí trước bạ, cổ phiếu VEA đã chững lại. Tuy nhiên, trạng thái này hoàn toàn có thể thay đổi khi dòng tiền chủ động trở lại trong thời gian tới.
Ảnh minh họa.
Cổ phiếu "ngủ đông"
Tuần vừa qua, cổ phiếu
VEA của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam chỉ tăng được 1,6%, tốt hơn so với trạng thái giảm nhẹ của cả 3 chỉ số.
Xét về biến động,
VEA gần như đi ngang kể từ đầu tháng 12. Cổ phiếu đang chủ yếu chỉ dao động trong biên độ hẹp vùng giá 43.000-45.000 đồng/cổ phiếu và gần như bám sát ở quanh đường MA20. Ngay cả trong phiên thị trường đầy biến động ngày thứ Năm tuần trước, trạng thái của
VEA cũng là khá "dửng dưng" và thậm chí còn tăng nhẹ.
Điều này cho thấy, phe nắm giữ đang hoàn toàn chủ động với
VEA. Họ sẵn sàng chấp nhận mua lại cổ phiếu từ những nhà đầu tư chán nản hoặc nhóm bị thị trường gây thiệt hại cần phải bán
VEA.
Và trong phiên cuối tuần, khi thị trường hồi phục,
VEA cũng gần như đứng ngoài cuộc với trạng thái mất hút về thanh khoản, chỉ khớp được hơn 100 nghìn đơn vị.
Biến động của
VEA sẽ phù hợp với nhà đầu tư muốn nắm giữ và chờ đợi bởi cổ phiếu hoàn toàn có thể có thoát nhịp đi ngang bất cứ lúc nào khi đã luôn bám theo MA20.
Với nhà đầu tư lướt sóng, yếu tố dòng tiền sẽ là mấu chốt để thúc đẩy
VEA có một nhịp tăng giá mới.
Trong các nhịp tăng vào cuối năm 2020, tháng 5/2021, tháng 7/2021, cuối tháng 11/2021 cổ phiếu thường xuyên có những phiên duy trì thanh khoản trên bình quân 20 phiên. Vì vậy, nếu xuất hiện một số phiên giao dịch trên 300 nghìn đơn vị trong thời gian tới, cơ hội sẽ lại được mở ra với
VEA.
Lần cắt giảm lệ phí thứ 2 sẽ có sự khác biệt về hoạt động kinh doanh
Vào ngày 26/11 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt cắt giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô. Đây là lần thứ 2 chính sách này được ban hành. Trước đó, vào ngày 28/6/2020, Chính phủ đã ký ban hành chính sách cắt giảm 50% lệ phí trước bạ lần đầu tiên thông qua ‘Nghị định 70/2020’.
Thông thường, lệ phí trước bạ sẽ tương đương 10-12% giá bán ô tô Lệ phí trước bạ, quy định trong ‘Nghị định 304/2016/TT-BTC’, là loại phí người mua xe phải trả cho Chính phủ theo giá bán cuối để đăng ký quyền sở hữu phương tiện đối với cả xe mới và xe cũ.
Cơ chế này đã cho thấy hiệu quả kích thích nhu cầu. Chính sách này lần đầu được áp dụng trong nửa cuối năm 2020 và đã có tác động tích cực vượt trội hơn cả tác động của dịch COVID-19. Doanh số ô tô đã tăng mạnh trong kỳ, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm hay thời điểm chính sách sắp kết thúc.
Tổng doanh số ô tô tăng 16% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020 với xe lắp ráp trong nước là động lực chính; doanh số xe lắp ráp trong nước tăng 25% so với cùng kỳ trong khi doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc giảm 2% so với cùng kỳ.
Nhờ doanh số nửa cuối năm 2020, doanh số cả năm 2020 chỉ giảm nhẹ 1% xuống 394.556 chiếc, kết quả đáng khích lệ trong năm COVID-19.
Do chính sách này tạo ra lợi thế tạm thời về giá cho các mẫu xe lắp ráp trong nước so với các mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc, những hãng xe có tỷ trọng xe lắp ráp trong nước cao hơn sẽ hưởng lợi lớn hơn.
Theo đánh giá của CTCK HSC, trong lần áp dụng trước, Vinfast, Huyndai, Thaco đã hưởng lợi lớn nhất với doanh số tăng trưởng hơn 20%. Những hãng sản xuất ô tô này có gần 100% (Huyndai, Thaco) hoặc thậm chí 100% (Vinfast) danh mục xe được lắp ráp trong nước. Doanh số Toyota chỉ tăng trưởng 8% trong cùng kỳ với tỷ trọng xe lắp ráp trong nước chiếm 62%.
Trong khi đó, doanh số Honda và Ford giảm trong cùng kỳ. Đối với Honda, mặc dù tỷ trọng xe lắp ráp trong nước cao, doanh số vẫn chịu tác động do doanh số mẫu xe Honda City giảm gần mức không vào thời điểm cuối năm trước khi được mở bán mẫu xe nâng cấp vào đầu năm 2021.
Tuy nhiên, doanh số của Ford sụt giảm do ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách này do tỷ trọng xe lắp ráp trong nước thấp.
Tổng cộng, doanh số các liên doanh của
VEA, với tỷ trọng xe lắp ráp trong nước chiếm 57%, giảm 2% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020.
Nhà phân tích từ HSC cho rằng tác động của chính sách này trong lần thứ 2 ban hành sẽ tương tự đối với Vinfast, Huyndai và Thaco, đặc biệt là những hãng có chương trình khuyến mại riêng bên cạnh việc cắt giảm phí của Chính phủ.
Tuy nhiên, doanh số của các liên doanh của
VEA được kỳ vọng sẽ tốt hơn trong giai đoạn này. Doanh số của liên doanh không bị ảnh hưởng từ việc thiếu hàng trước khi ra mắt bản nâng cấp, trong khi Ford đã chuyển dây chuyền sản xuất của mẫu xe chủ lực - Ford Ranger, một chiếc xe bán tải - từ Thái Lan sang Việt Nam vào tháng 7/2021.
Tỷ lệ xe lắp ráp trong nước trên tổng doanh số của Ford đã tăng đáng kể kể từ đó.
Tỷ trọng xe lắp ráp trong nước trong tháng 10/2021 và 10 tháng đầu năm 2020.
Doanh số của các liên doanh có thể sẽ tăng trưởng mạnh hơn. HSC dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 sẽ tăng trưởng 19% đạt 5.929 tỷ đồng hồi phục từ mức giảm 11% trong năm 2021. Trong khi đó, lợi suất cổ tức trong 3 năm tới được dự báo sẽ dao động 8- 9% theo thị giá hiện tại.
VEA hiện đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm là 10,2 lần (P/E dự phóng 2022 là 10,4 lần), thấp hơn một chút so với mức bình quân trong quá khứ là 10,9 lần (trong vòng 4 năm qua).