Ngân hàng "cụt hứng", nhóm Chứng khoán trọn vẹn
Ngân hàng không đồng lòng tăng giá từ phiên sáng nay nhưng nhà đầu tư vẫn ít nhiều mong đợi các mã lớn sẽ cải thiện trong phiên chiều nay. Nhưng câu trả lời cả phiên chiều nay cũng không hơn gì, thậm chí còn ức chế hơn khi
VCB (-1,4%),
CTG (-1%) dúi xuống những phút cuối.
2 mã tăng tốt như
STB (+3,4%),
VPB (+1,9%) cũng bị "cụt hứng" mà không thể duy trì được đà tăng tốt trong phiên.
Cổ phiếu MSB (+2,53%) được xem là điểm sáng của nhóm nhưng xuất hiện vào cuối phiên chiều nay. Cầu mua vào chủ động của mã này chỉ xuất hiện từ sau 14h nên MSB chưa thể kịp vượt mặt
STB về thành tích tăng lẫn giá trị.
Nếu như Ngân hàng phân hóa thì nhóm Chứng khoán lại có một phiên hồi phục trọn vẹn. SSI (+5,9%), VND (+4,8%), HCM (+4,4%),
AGR (+6,9%),
CTS (+7%),
ORS (+6,9%), FTS (+6,2%) đều có đặc điểm chung là bứt khỏi MA20 trong phiên hôm nay. Đà tăng sẽ khó duy trì đồng đều nhưng nhiều khả năng sẽ có một vài cổ phiếu chứng khoán thực sự có được đà tăng trong giai đoạn đầu năm 2022.
Nhờ có nhóm Chứng khoán, thị trường mới bảo toàn được sắc xanh khi Thép, Dầu khí đều không thể hưng phấn tăng giá. VN-Index đóng cửa ở 1.485,97 điểm (+0,01%) qua đó chỉ số còn lại một cơ hội cuối cùng của năm 2021 để chinh phục mốc 1.500 điểm.
Khớp lệnh của sàn đạt 22.029 tỷ đồng, tương đương 747,86 triệu đơn vị. Sắc xanh không quá lép vế với 214 mã tăng so với 232 mã giảm và 62 mã đứng giá tham chiếu.
Diễn biến đi ngang chỉ xảy ra với HOSE bởi trong phiên chiều, UPCoM-Index và HNX-Index đều cải thiện được thành quả phiên sáng. Các mã IDC (+2,6%),
PVS (+2,6%), MBS (+7,9%), SHS (+5,1%), OIL (+1,2%), VGT (+1,5%), HHV (+1,1%) cùng nâng đỡ 2 chỉ số tăng điểm lên 111,56 điểm và 461,65 điểm. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 5.300 tỷ đồng.
3 sàn ghi nhận mức tăng nhẹ vẫn đảm bảo cho quá trình tích lũy chờ vượt đỉnh. Nhóm Thép dù vậy vẫn chưa chịu tham gia để hút tiền thêm cho thị trường.
VN-Index sáng 30/12
Cuối năm, tiền vào không ổn định
VN-Index vẫn có những lực ghìm xuống đến từ
MSN (-1,5%),
NVL (-1,1%) dù không đáng kể cuối phiên sáng. Chỉ số chớm đỏ rồi mới chịu bật lên.
Trạng thái của
MSN là không cần đáng chú ý bởi mã này đang ở đỉnh thời đại nên những biến động mang tính chốt lời xảy ra là hoàn toàn bình thường.
Mấu chốt là tiền vào thị trường không ổn định do tâm lý những ngày cuối năm.
GAS (+1%) lẽ ra phải làm tốt hơn khi nhóm Dầu khí đều phấn khởi hơn.
Hay như Thép cũng cần phải tham gia vào vận động của thị trường thay vì trạng thái lừng khừng. Nhóm này cũng đã có nhen nhóm hy vọng tăng giá từ phiên hôm qua nhưng lượng tiền cần có lại không thể xoay xở được. Cả phiên sáng
HPG (0%) giao dịch được chỉ gần 250 tỷ đồng.
Thanh khoản của thị trường bị tụt giảm khoảng 1.700 tỷ đồng xuống 13.309 tỷ đồng. Do đó, nhịp nảy lên của VN-Index là cũng khó mạnh mẽ. Cuối phiên sáng, chỉ số tăng 2,76 điểm lên 1.488 điểm (+0,19%).
Dù vậy, độ rộng thị trường có ghi nhận sự cải thiện của sắc xanh lên 42,5% so với 46,4% mã giảm 11,1% mã đứng giá. Nên nhìn chung, thị trường vẫn đang tích lũy một cách khá tích cực.
Các chỉ số UPCoM-Index và HNX-Index hiện còn tăng tốt hơn với mức tăng đều trên 0,4%. Qua đó, thị trường Việt nam có thể được xem là tích cực khi châu Á đang phân hóa với các chỉ số KOSPI (-0,4%),
CSI 300 (+1,03%), SET (+0,28%), TWSE (-0,29%) trái chiều nhau.
*****
Sau 4 phiên lừng khừng, nhóm Dầu khí mới thể hiện được quyết tâm tăng giá. So với Ngân hàng, sự đồng đều của Dầu khí còn đang tốt hơn.
Ảnh minh họa.
Dầu khí và Chứng khoán tăng khẩn trương
Trong các bài tường thuật thị trường gần đây, nhóm Dầu khí vẫn luôn được nhắc đến bởi giá dầu thế giới đã có biểu hiện hồi phục về gần mức 80 USD/thùng. Tuy nhiên, phải sau 4 phiên lừng khừng, cả nhóm mới có sự có sự khẩn trương hơn.
GAS (+0,6%) là mã đầu ngành tạm thời đang tăng nhẹ còn
PVD tăng gần 2% trong khi
PXS (+5,4%) đang là mã tăng tốt nhất trên HOSE. Với
PVS và
PVC trên HNX còn tốt hơn khi đều trên 4%, trong đó
PVS nhanh chóng góp mặt ngay vào top kéo điểm của HNX-Index.
Tuy nhiên, một cổ phiếu cũng liên quan đến ngành Dầu khí là
POW (-1,4%) lại đang điều chỉnh giảm. Mã này đã không bị bán mạnh trong phiên hôm qua khi lượng cổ phiếu kỷ lục nhất lịch sử giao dịch đổ về tài khoản nhà đầu tư. Việc khảo sát lại cung cầu sau các biến động mạnh của
POW có lẽ đang là ưu tiên của người mua lẫn người bán.
Với nhóm Ngân hàng, sự kỳ vọng của thị trường còn lớn hơn cả Dầu khí nhưng khả năng đáp ứng của các cổ phiếu trong ngành vẫn hạn chế.
STB (+4,4%),
VPB (+2%),
VIB (+1,5%) đã nối lại đà tăng nhưng sự đồng đều lại không có trong cả nhóm.
Các mã tăng giá như
TCB (+0,8%),
OCB (+0,8%),
HDB (+0,7%),
CTG (+0,1%) chưa cho thấy sự hứng khởi cần có và ở chiều ngược lại
VCB (-0,3%) còn đang giảm nhẹ. Riêng
SHB đang là cổ phiếu tệ nhất trong nhóm các cổ phiếu Ngân hàng kể từ sau hoàn tất "thương vụ" lăn chốt tăng vốn cho đến nay.
Tuy nhiên, nhóm Bất động sản mới đang có nhiều biểu hiện kém khả quan. Các cổ phiếu như
LDG (-4,7%),
NTL (-3,2%),
DLG (-2,6%),
SCR (-2%),
CTD (-1,9%),
NLG (-1,4%) đồng loạt điều chỉnh nhẹ sau các hiệu ứng cố tình gây chao đảo của bộ 3 cổ phiếu Vingroup. Dù
VRE,
VHM,
VIC đều đã ổn định lại nhưng hoạt động chốt lời nhóm Bất động sản có vẻ như sẽ cần một vài phiên hấp thụ hết.
Tính đến 10h30, VN-Index đang tăng nhẹ lên 1.487 điểm với sắc đỏ đang chiếm gần 50% toàn HOSE. Còn HNX-Index cũng tăng nhẹ lên 458 điểm.