• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.251,21 +0,75/+0,06%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.251,21   +0,75/+0,06%  |   HNX-INDEX   225,32   +0,68/+0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   -0,30/-0,32%  |   VN30   1.308,83   -2,43/-0,19%  |   HNX30   481,92   +2,13/+0,44%
03 Tháng Mười Hai 2024 7:45:31 SA - Mở cửa
Khối ngoại rút ròng hơn 14.800 tỷ đồng sau 4 tháng, bán mạnh HPG và MSN
Nguồn tin: Người đồng hành | 01/02/2021 8:43:26 SA
Riêng trong tháng 1, khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.700 tỷ đồng trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM.
Khối ngoại bán ròng 1.428 tỷ đồng trên sàn HoSE ở tháng 1.
NVL được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 1.306 tỷ đồng.
Khối ngoại tập trung bán ròng mạnh 2 mã HPG và MSN.
 
Kết thúc tháng đầu tiên của năm 2021, VN-Index đã chấm dứt chuỗi 5 tháng tăng điểm liên tiếp. Cụ thể, Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1/2021, VN-Index đứng ở mức 1.056,61 điểm, tương ứng giảm 47,26 điểm (4,3%) so với số cuối năm 2020. UPCoM-Index cũng giảm 2,67 điểm (-3,6%) xuống 74,75 điểm. Trong khi đó, HNX-Index vẫn giữ được đà tăng với 11,09 điểm (5,5%) lên 214,21 điểm.
 
Tương tự như các tháng trước đó, giao dịch của khối ngoại vẫn là điểm tiêu cực của thị trường chứng khoán khi dòng vốn này tiếp tục nối dài chuỗi bán ròng. Cụ thể, tính chung toàn thị trường, dòng vốn ngoại trong tháng 1/2021 mua vào 1,05 tỷ cổ phiếu, trị giá 36.038 tỷ đồng, trong khi bán ra 1,04 tỷ cổ phiếu, trị giá 37.749 ỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 5,2 triệu cổ phiếu, tuy nhiên, nếu tính về giá trị, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 1.700 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại đã rút ròng 4 tháng liên tiếp trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng cộng 14.800 tỷ đồng.

 
Riêng trên sàn HoSE, khối ngoại có tháng bán ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị giảm 43% so với tháng 12/2020 và ở mức 1.428 tỷ đồng, dù vậy nếu xét về khối lượng dòng vốn này mua ròng trở lại 23,3 tỷ đồng. Con số bán ròng của khối ngoại được nâng lên thành 3.506 tỷ đồng nếu chỉ tính phương thức giao dịch khớp lệnh. Tính tổng cộng 4 tháng qua, khối ngoại sàn này đã bán ròng 14.243 tỷ đồng.

 
NVL được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong tháng 1 với giá trị 1.307 tỷ đồng. Tiếp sau đó, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND (VFM VN DIAMOND) cũng được mua ròng 1.173 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 2 CCQ ETF nội khác là E1VFVN30 (VFM VN30) và FUESSVFL (SSIAM VNFIN LEAD) được mua ròng lần lượt 461 tỷ đồng và 355 tỷ đồng. Các cổ phiếu như MWG, VRE, KBC, VIC và VHM cũng đều được mua ròng mạnh.
 
Ở chiều ngược lại, HPG đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị 3.235 tỷ đồng. MSN đứng sau với 1.537 tỷ đồng. VND và VNM bị bán ròng lần lượt 634 tỷ đồng và 450 tỷ đồng.

 
Trên sàn HNX, khối ngoại cũng có tháng bán ròng thứ 3 liên tiếp, với giá trị gấp 2,5 lần tháng trước và ở mức 160 tỷ đồng, tương ứng 11,6 triệu cổ phiếu.

 
Khối ngoại sàn HNX mua ròng mạnh nhất mã SHS với giá trị 114 tỷ đồng. NVB và SZB được mua ròng lần lượt 90 tỷ đồng và 13,7 tỷ đồng. Trong khi đó, SHB bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 241 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là PVS với 66 tỷ đồng. Hai cổ phiếu ngành chứng khoán là BVS và APS bị bán ròng lần lượt 59 tỷ đồng và 21 tỷ đồng.
 
Tại sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 124 tỷ đồng sau khi mua ròng 101 tỷ đồng ở tháng 12/2020, tương ứng khối lượng bán ròng là 6,5 triệu cổ phiếu.

 
MCH là cái tên được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất nhưng giá trị không qua cao với 39 tỷ đồng. QNS cũng được mua ròng hơn 37 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VTP bị bán ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 118 tỷ đồng. MSR đứng sau và cũng có giá trị bán ròng hơn 100 tỷ đồng.