• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 12:05:13 SA - Mở cửa
Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu tiêu thụ thủy sản Việt Nam
Nguồn tin: BizLive | 18/02/2021 8:57:16 SA
Nhật Bản đứng đầu tiêu thụ thủy sản của Việt Nam trong tháng 1/2021, chiếm 18,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt 112,25 triệu USD.
 
 
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 1/2021 đạt 611,16 triệu USD, giảm 16,4% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 24,3% so với tháng 1/2020.
 
Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Nhật Bản
 
Tiếp sau thị trường Nhật Bản là thị trường Mỹ, đạt 109,83 triệu USD, chiếm 18%, giảm 13,5% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 26,5% so với tháng 1/2020.
 
Xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 82,37 triệu USD, cũng giảm 21,7% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 18,6% so với tháng 1/2020, chiếm 13,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 13,9% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 20,2% so với tháng 1/2020, đạt 60,61 triệu USD, chiếm 9,9%
 
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước Đông Nam Á chiếm 9,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt 56,13 triệu USD, tăng 18,2% so với tháng 12/2020 và tăng 24,7% so với tháng 1/2020.
 
Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản năm 2020 đạt 1,9 triệu tấn với trị giá 1.397 tỷ Yên (tương đương 13,26 tỷ USD), giảm 8,6% về lượng và giảm 14,9% về trị giá so với năm 2019. Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm gần đây do tác động từ dịch Covid-19 khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản thay đổi. 
 
Trong năm 2020, nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản đến từ các thị trường cung cấp lớn đều giảm so với năm 2019, trừ nhập khẩu từ thị trường Chi-lê, Hàn Quốc, Argentina tăng nhẹ về lượng và giảm về trị giá. Riêng nhập khẩu từ thị trường Morocco tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với năm 2019. 
 
Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Nhật Bản (đứng sau Trung Quốc, Chi Lê), đạt 133,49 nghìn tấn với trị giá 118,16 tỷ Yên, giảm 12% về lượng và giảm 11,2% về trị giá so với năm 2019. Thị phần thủy sản của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Nhật Bản trong năm 2020 giảm nếu tính theo lượng nhưng tăng khi tính theo trị giá so với năm 2019, chiếm 7% về lượng và 8,5% về trị giá.
 
Năm 2020 Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản số 1 của Việt Nam, trị giá 1,62 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 19,27%, thị trường lớn thứ hai là Nhật Bản đạt kim ngạch 1,422 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 16,91%, kế đến là thị trường
Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,37 tỷ USD, chiếm 16,30%.
 
Xuất khẩu thủy sản hướng đến mục tiêu 9,4 tỷ USD năm 2021
 
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với những yếu tố tích cực từ thị trường cùng với những lợi thế mà Việt Nam sẽ có được thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2021 sẽ đạt trên 9,4 tỷ USD, tăng 10% so với 2020. 
 
“Tiếp tục phát huy tinh thần vượt khó, ngành thủy sản hướng đến mục tiêu xuất khẩu 9,4 tỷ USD trong năm 2021. Trong đó, xuất khẩu tôm Việt Nam đang tiếp tục thuận lợi và dự báo tăng 15% đạt 4,4 tỷ USD do nhu cầu trên thế giới vẫn đang tăng lên trong khi nhiều nước sản xuất vẫn đang gặp khó khăn vì Covid-19. Dự báo giá tôm trên thị trường thế giới sẽ còn tăng trong nửa đầu năm 2021. Xuất khẩu cá tra phục hồi và tăng 5% đạt 1,6 tỷ USD, hải sản tăng 6% đạt 3,4 tỷ USD”, ông Hòe dự báo. 
 
Năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 2,02 triệu tấn, trị giá 8,38 tỷ USD, giảm 4,04% về lượng và giảm 1,8% về trị giá so với năm 2019.
 
Trong đó, xuất khẩu sang 4 thị trường chính là Mỹ đạt 1,6 tỷ USD, tăng 10,4%; Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, giảm 1,8%; EU đạt 1,3 tỷ USD, giảm nhẹ 0,8% và Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, giảm 4,8%. Thị trường xuất khẩu tăng mạnh nhất là Nga tăng 31,9%; thị trường giảm mạnh nhất là Thái Lan giảm 15,6%. Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2020 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Năm 2020, nhờ thành công trong việc kiểm soát Covid-19 mà hoạt động sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam có lợi thế hơn so với các thị trường nguồn cung đối thủ.
 
Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã cố gắng vừa duy trì sản xuất, linh hoạt chuyển hướng thị trường, tận dụng thời cơ, nhờ đó, giá trị xuất khẩu sang một trường lớn tăng trưởng dương khả quan như: Mỹ tăng 33%; EU tăng 6,1%; Hàn Quốc tăng 3,3%; Anh tăng 20,1% so với năm 2019.