Sự kiện Việt Nam áp thuế phòng vệ chống bán phá giá với đường nhập khẩu từ Thái Lan làm liên tưởng đến những mẫu hình tăng giá của một số nhóm ngành trong quá khứ khi một loạt chính sách của Chính phủ có hiệu lực từng thời điểm.
Ngành mía đường được cho là đang có đầy đủ những dấu hiệu cho thấy đã thoát đáy do có sự tương đồng với nhiều mẫu hình trong quá khứ về chu kỳ ngành, chính sách thuế hỗ trợ và những ưu tiên trong từng giai đoạn.
Ngay sau sự kiện 11/9/2001, Chính phủ Mỹ bước vào cuộc chiến với các quốc gia Afghanistan, Iraq. Cả 3 chỉ số chính thị trường chứng khoán Mỹ đều giảm với mức 2 chữ số, tổng giá trị vốn hóa mất đi hơn 2.000 tỷ USD ngay trong ngày đầu tiên thị trường mở cửa lại 17/9/2001. Điều đặc biệt là nhóm cổ phiếu quốc phòng tăng ngoài tất cả dự báo khi chính phủ Mỹ chi tiêu nhiều hơn vào ngân sách chiến tranh. Nhóm cổ phiếu này bao gồm InVision Technologies, Magal Security, Viiasage Technology, Armor, Kroll, Wachkenhut… đều tăng 50 - 100% và hơn nữa trong giai đoạn này dù kết quả kinh doanh của các công ty này ngay trước ngày 11/9/2001 chỉ ở mức trung bình.
Tâm lý trên thị trường chứng khoán dù trong giai đoạn nào, quốc gia nào, con người vẫn luôn hành xử theo một mẫu hình: Hoảng sợ khi chỉ số chung (Index) giảm mạnh do các sự kiện chung xảy ra (chiến tranh, dịch bệnh) và bỏ lỡ những cổ phiếu thuộc nhóm ngành rất mạnh. Nhóm ngành này có thể là nhóm được chính phủ ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn điều hành (hiện tại ở Viêt Nam là hạ tầng) hoặc hưởng lợi từ cách chính sách thuế.
Ngày 9/2/2021, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định áp thuế phòng vệ chống bán phá giá với đường nhập khẩu từ Thái Lan, trong đó đường tinh luyện chịu mức thuế 48,88% và đường thô 33,88% dựa trên các chứng cứ cho thấy Thái Lan không công bằng trong ứng xử thương mại giữa hai quốc gia trong ngành mía đường.
Sự kiện thuế phòng vệ này, đưa chúng ta trở về những mẫu hình tăng giá của một số nhóm ngành trong quá khứ khi một loạt chính sách của Chính phủ có hiệu lực.
Thứ nhất, Bộ Giao thông Vận Tải ra CV 3703/BGTVT-VT yêu cầu các tỉnh phải kiểm soát tải trọng xe 24/24 giờ , yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tải trọng của các phương tiện kiểm soát đường bộ vào tháng 4/2014
Quyết định này làm cho lượng xe nhập khẩu đầu năm 2015 tăng 62% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời lượng tiêu thụ xe tải, bán tải, đầu kéo của các công ty niêm yết Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE:
HHS), Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (HoSE:
SVC), Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (HoSE:
HTL), Ô tô
TMT (HoSE:
TMT) đều tăng mạnh. Doanh thu và lợi nhuận của các công ty này trong 2 năm 2014-2015 tăng trưởng 2-3 chữ số.
Đơn vị: tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng.
Nền tảng kết quả kinh doanh đã hỗ trợ mạnh cho vốn hóa của các công ty này trong 2 năm 2014-2015:
SVC tăng 144%,
HHS tăng 90%,
TMT tăng hơn 500%,
HTL tăng 600%.
Nguồn: Vietstock.
Nguồn: Vietstock.
Nguồn: Vietstock.
Nguồn: Vietstock.
Thứ hai là thuế phòng vệ thép năm 2016. Theo yêu cầu của 4 doanh nghiệp gồm Hòa Phát (HoSE:
HPG), Thép Miền Nam, Gang Thép Thái Nguyên (Tisco), Thép Việt Ý (HoSE:
VIS) từ 12/2015 Bộ Công Thương đã điều tra và đến tháng 7/2016 áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với ngành thép. Theo đó, phôi thép nhập vào Việt Nam sẽ bị đánh thuế 23,3% và thép dài là 15,4% kéo dài trong 4 năm kể từ 7/2016 (và gia hạn nhiều lần).
Đơn vị: tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng.
Doanh thu của các doanh nghiệp thép niêm yết lập tức tăng mạnh trong nhiều năm, liên tục từ khi chính sách thuế phòng vệ thép được áp dụng vào tháng 7/2016 do áp lực nguồn cung từ nhập khẩu giảm mạnh.
Nguồn: Vietstock.
Nguồn: Vietstock.
Nguồn: Vietstock.
Nguồn: Vietstock.
Vốn hóa của các công ty thép lần lượt tăng mạnh trong giai đoạn từ 2016-2018 :
HPG tăng 400%,
HSG tăng 250%,
TLH tăng gần 380%,
NKG tăng gần 500%.
Thứ ba là quá trình hoàn thành tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng. Từ khi VAMC ra đời cuối năm 2013 nhằm mua lại nợ xấu của các ngân hàng, sáp nhập các đơn vị yếu kém, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và sự tan băng của của thị trường bất động sản, ngành ngân hàng trong giai đoạn 2014 - 2017 thoát đáy và có giai đoạn phát triển mạnh trở lại từ thu nhập kinh doanh và lợi nhuận.
Đơn vị: tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng.
Tương tự các mẫu hình khác, cổ phiếu ngành ngân hàng đã có sự tăng giá mạnh trong giai đoạn 2017- 2018 sau khi thu nhập kinh doanh và lợi nhuận tăng mạnh lại, đồng thời giảm bớt đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng yếu kém khác. Giá cổ phiếu
VCB tăng 170%,
ACB tăng hơn 400%,
SHB tăng 250% và
CTG tăng 200%.
Nguồn: Vietstock.
Nguồn: Vietstock.
Nguồn: Vietstock.
Nguồn: Vietstock.
Ngành mía đường: Thuế phòng vệ - Chu kỳ tái cơ cấu ngành đã đến những bước cuối – Giá đường thế giới tăng mạnh và đất nông nghiệp tăng giá do chu kỳ lạm phát tiền tệ bắt đầu
Sau khi đã nghiên cứu nhiều mẫu hình trong quá khứ về chu kỳ ngành, chính sách thuế hỗ trợ cho một số ngành và những sự kiện Chính phủ ưu tiên trong từng giai đoạn, ngành mía đường được cho là đang có đầy đủ những dấu hiệu cho thấy đã thoát đáy dựa trên các lý do sau đây.
Thuế phòng vệ đường Thái Lan áp dụng từ ngày 16/2/2021 sẽ giải tỏa được nỗi sợ hãi “đường Thái Lan” của các doanh nghiệp Việt Nam và cả trong cộng đồng nhà đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu ngành này.
Chính sách thuế này sẽ giúp cho các nhà máy trong nước bắt đầu nâng cao năng lực sản xuất, bao gồm mở rộng vùng nguyên liệu và năng suất luyện đường thô (nhập từ các quốc gia khác ngoài Thái Lan) do nguồn cung từ thị trường Thái Lan bắt đầu khan hiếm cùng lúc với nhu cầu nội địa tăng dần.
Nhu cầu trong nước hiện cần 1,7- 1,8 triệu tấn/năm với tốc độ tăng trưởng 4-5%/ năm, tức là cần hơn 2 triệu tấn/năm vào năm 2024. Sản lượng đường trong nước chỉ có thể đáp ứng được hơn 700 ngàn tấn, như vậy phải nhập hơn 1 triệu tấn, đồng thời mở rộng năng lực sản xuất.
Giá đường trong nước chắc chắn tăng. Theo số liệu gần nhất, sau khi Chính phủ áp thuế phòng vệ, giá đường bán buôn hiện nay đã tăng lên gần 18.000đ/kg so với giá 13.800đ/kg trong quý cuối năm 2020 (tương đương mức tăng 30% trong 2 tháng) và chưa có dầu hiệu dừng lại.
Giá đường thế giới cũng không nằm ngoài xu thế tăng giá. Hiện giá đường thô lên cao nhất kể từ tháng 3/2017, đạt 17,79 US Cent/1b (giá kỳ hạn tháng 3/2021 tại sàn ICE). Nguyên nhân chính là do nguồn cung trong ngắn hạn của các quốc gia Brazil, Thái Lan, Ấn Độ bị thu hẹp và Trung Quốc tích cực nhập dự trữ.
Tương tự ngành ngân hàng, số lượng nhà máy đường trong nước sau 4 năm qua đã giảm 45% từ 41 nhà máy xuống còn 24 nhà máy. Cuối cùng, rào cản gia nhập ngành đường là rất lớn bởi lẽ diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và tăng giá do sự phát triển hạ tầng và lạm phát tiền tệ dẫn đến chi phí gia nhập ngành bằng cách mở rộng đất nông nghiệp tăng, khiến người mới gia nhập ngành không còn hăm hở.
Dưới đây là số liệu 3 quý gần nhất của công ty đường lớn nhất Việt Nam - Thành Thành Công - Biên Hòa (HoSE:
SBT). Sự tăng trưởng rõ rệt trước khi có thuế phòng vệ, tiền đề cho việc tiếp tục tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận và thúc đây sự tăng giá cổ phiếu của nhóm ngành này.
Đơn vị: tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng.
Trong trường hợp ngành đường hiện nay: Thành Thành Công - Biên Hòa (HoSE:
SBT) chiếm hơn 50% thị phần đường cả nước, với vùng nguyên liệu trãi dài khắp 3 nước Đông Dương (Việt Nam - Lào - Camphuchia). Công ty này đang đa dạng hóa chuỗi sản phẩm nông nghiệp với lợi nhuận biên cao hơn là: (i) Đường Organic (hướng đến là 1 trong 5 nhà sản xuất đường hữu cơ hàng đầu thế giới), (ii) Hợp tác với Dole để trồng chuối Nam Mỹ, toàn bộ số chuối này sẽ dành cho xuất khẩu, (iii) Hợp tác với tập đoàn nông nghiệp hàng đầu của Mỹ là Cargill dự án nuôi heo quy mô lớn 3.000 con heo nái và 36.000 con heo thịt tại nông trường Thành Long – Tây Ninh và (iv) tham gia các dự án điện mặt trời áp mái giúp giảm chi phí vận hành của Công ty từ đó giúp tăng doanh thu, lợi nhuận trong tương lai rất gần.
Nguồn: Vietstock