15h00
Diễn biến phiên chiều không có nhiều điểm quá nổi bật khi lệnh giao dịch trên HoSE có dấu hiệu nghẽn VN-Index chỉ biến động gần như đi ngang với mức giảm nhẹ. ACB vẫn tăng đến 6,7% lên 31.100 đồng/cp, MBB tăng 2,5% lên 26.850 đồng/cp, GVR tăng 2,4% lên 28.100 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,88 điểm (-0,07%) xuống 1.173,5 điểm. Toàn sàn có 203 mã tăng, 230 mã giảm và 57 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,22 điểm (0,1%) lên 231,18 điểm. Toàn sàn có 99 mã tăng, 97 mã giảm và 67 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,78 điểm (1,04%) lên 76,13 điểm.
Thanh khoản thị trường thấp hơn phiên trước với tổng khối lượng giao dịch đạt 750 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 17.276 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 365 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng trở lại gần 13 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,45 điểm (-0,38%) xuống 1.169,93 điểm. Toàn sàn có 164 mã tăng, 235 mã giảm và 79 mã đứng giá. HNX-Index giảm 018 điểm (-0,08%) xuống 230,78 điểm. Toàn sàn có 71 mã tăng, 98 mã giảm và 66 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,77 điểm (1,02%) lên 76,12 điểm.
Các cổ phiếu dầu khí như PVD, PVS, GAS... vẫn vấp phải áp lực bán rất mạnh. PVD và PVS giảm 2,8%, GAS giảm 1,8%. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu lớn như FPT, NVL, HVN, MWG, VNM... đều chìm trong sắc đỏ.
Thanh khoản vẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 540 triệu cổ phiếu, trị giá 12.450 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 643 tỷ đồng.
Khối ngoại trên HoSE giảm đáng kể lượng mua ròng ở phiên sáng nay với chỉ 56 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h08
Bất ngờ tiếp tục xảy ra khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá rất mạnh và điều này giúp các chỉ số hồi phục trở lại, trong đó, ACB tăng đến 6,5% lên 31.000 đồng/cp và khớp lệnh 12 triệu cổ phiếu, MBB tăng 2,3% lên 26.800 đồng/cp và khớp lệnh 12 triệu cổ phiếu, SHB tăng 1,3% lên 16.000 đồng/cp. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như BCM, BID, STB, SSI... cũng đồng loạt tăng giá.
VN-Index hiện tăng 0,78 điểm (0,07%) lên 1.175,16 điểm. HNX-Index tăng 0,81 điểm (0,35%) lên 231,77 điểm. UPCoM-Index tăng 0,55 điểm (0,73%) lên 75,9 điểm.
9h24
Thị trường mở cửa phiên giao dịch cuối tuần 19/2 với sắc đỏ bao trùm lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong đó, VCB giảm đến 2,5% xuống 99.500 đồng/cp VPB giảm 2,1% xuống 40.450 đồng/cp, HDB giảm 2% xuống 25.000 đồng/cp, VIC giảm 1,8% xuống 108.000 đồng/cp, FPT giảm 1,5% xuống 77.000 đồng/cp.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng lao dốc trước sự sụt giảm của giá dầu thế giới. PVS giảm 2,3%, PVD giảm 2,4%, GAS giảm 1,4%.
VN-Index có thời điểm giảm đến gần 16 điểm, hiện tại, chỉ số này đang mất 12,66 điểm (-1,08%) xuống 1.161,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 58,6 triệu cổ phiếu, trị giá 1.480 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,9 điểm (-0,39%) xuống 230,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 20 triệu cổ phiếu, trị giá 343 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,27%) lên 75,55 điểm.
VN-Index phiên 18/2 bất ngờ tăng mạnh vào cuối giờ giao dịch khi một số cổ phiếu trụ cột bứt phá như VCB, VHM, VIC, SAB... Thanh khoản tăng đáng kể so với 2 phiên trước đó. Khối ngoại trên thị trường vẫn giao dịch theo chiều hướng tích cực khi mua ròng khoảng hơn 600 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Chứng khoán MB (MBS) cho rằng xu hướng thị trường đang tích cực, rung lắc hay điều chỉnh là cơ hội mở vị thế mua mới.
Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định VN-Index có thể dao động trong khu vực 1160-1180 trong phiên cuối tuần.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 18/2, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 119,68 điểm, tương đương 0,38%, xuống 31.493,34 điểm. S&P 500 giảm 17,36 điểm, tương đương 0,44%, xuống 3.913,97 điểm. Nasdaq giảm 100,14 điểm, tương đương 0,72%, xuống 13.865,36 điểm.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,8%. Thị trường Trung Quốc trái chiều trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Âm lịch. Shanghai Composite tăng 0,55% còn Shenzhen Component giảm 1,22%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,58%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,19% trong khi Topix giảm 1%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,5%. ASX 200 của Australia tăng 0,01%.
Chốt phiên 18/2, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 41 cent, tương đương 0,6%, xuống 63,93 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 65,52 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 1/2020.Giá dầu WTI tương lai giảm 62 cent, tương đương 1%, xuống 60,52 USD/thùng, sau khi chạm 62,26 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 1/2020. Trước đó, giá dầu Brent và WTI đã tăng lần lượt 4 phiên và 3 phiên liên tiếp.