CTCK ước tính ACB có thể lãi trước thuế 11.9761 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 22,6%.
Nguồn thu từ bancassurance sẽ đóng góp vào nguồn thu phí của ACB.
Cổ phiếu ACB có khả năng cao được thêm vào các rổ chỉ số VNDiamond vào tháng 4, VN30 vào tháng 6.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa có báo cáo về
ACB (HoSE:
ACB). Đơn vị này ước tính
ACB có thể lãi trước thuế 11.9761 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 22,6% so với năm trước, tương đương EPS đạt 4.353 đồng/cổ phiếu và BVPS đạt 20.665 đồng/cổ phiếu.
Báo cáo đề cập cùng với xu hướng giảm lãi suất huy động chung của toàn hệ thống, lãi suất huy động niêm yết của
ACB giảm 1,25 – 2% trong năm 2020. Lãi suất huy động giảm tác động chậm lên chi phí lãi trong nửa đầu 2020 và bắt đầu có ảnh hưởng lớn vào quý III và quý IV, với tỷ suất chi phí lãi ở mức lần lượt 4,6% và 4,2%.
Lãi suất cho vay hạ chậm hơn so với mức giảm của lãi suất huy động giúp cho biên lãi ròng (NIM) của
ACB tăng và là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao của
ACB trong quý III và quý IV/2020. VCBS cho rằng sự chênh lệch trong ngắn hạn này sẽ tiếp tục giúp cho
ACB có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trong nửa đầu năm 2021.
Tín dụng tăng trưởng của
ACB nhanh hơn trung bình ngành với trọng tâm tiếp tục là nhóm khách hàng cá nhân và SME. Hai nhóm này chiếm 93% dư nợ cho vay của
ACB cuối năm 2020 và là ngân hàng có cơ cấu khách hàng tương đối tối ưu.
ACB có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng của toàn hệ thống trong năm 2020 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì tốc độ cao trong tương lai. VCBS dự báo tăng trưởng tín dụng của
ACB sẽ đạt 16,1% trong năm 2021. Chi phí vốn có tốc độ giảm mạnh hơn lợi suất sinh lời của tài sản sinh lãi.
Ngân hàng này cũng hợp tác phân phối bảo hiểm với mức phí trả trước (Upfront) lên tới 8.500 tỷ đồng.
ACB có khả năng sẽ ghi nhận phí Upfront trải đều cho giai đoạn 15 năm, tương đương mức lợi nhuận 560 tỷ/năm bắt đầu từ 2021. Khoản phí nhận được tương đương 24% vốn chủ sở hữu và 2,4% lượng vốn huy động của ngân hàng và sẽ giúp làm giảm áp lực tăng trưởng huy động của
ACB trong trung hạn và góp phần vào quá trình giảm chi phí vốn.
Dự báo tăng trưởng một số chỉ tiêu của ACB.
ACB đã dành tháng 12 để thực hiện chuẩn bị triển khai bán bảo hiểm và chính thức bán bảo hiểm theo mô hình nhân viên ngân hàng trực tiếp tư vấn với khách hàng. Ngân hàng đã dành được vị trí số 1 toàn hệ thống trong tháng 1 với doanh thu phí 137 tỷ đồng (tính theo APE – Phí phải đóng tương đương cho cả năm)
Báo cáo cũng đề cập danh mục trái phiếu Chính phủ của
ACB có giá trị thị trường cao hơn giá trị sổ sách. Danh mục trái phiếu Chỉnh phủ 69.117 tỷ đồng của
ACB có một tỷ lệ lớn được mua từ giai đoạn lợi suất trái phiếu thị trường ở mức cao và giá trị thị trường cao hơn giá trị sổ sách ở thời điểm hiện tại. Mức lợi suất ghi nhận của danh mục trái phiếu Chính phủ trong năm 2020 là 4,6% và kỳ hạn trung bình (Duration) khoảng 3 năm, mức chênh lệch giá trị thị trường và giá trị ghi sổ ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Cổ phiếu
ACB có khả năng cao được thêm vào các rổ chỉ số bao gồm VNDiamond vào kỳ đảo danh mục tháng 4, VN30 vào kỳ đảo danh mục tháng 6 và một số chỉ số khác. Khi đó, các quỹ đầu tư chỉ số neo theo các chỉ số trên sẽ thực hiện mua vào cổ phiếu
ACB.
Tuy nhiên, VCBS cân nhắc rằng dù có chất lượng tài sản tốt,
ACB sẽ vẫn phải chịu rủi ro gia tăng về nợ xấu trong trường hợp dịch bệnh lan nhanh vượt ngoài tầm kiểm soát. Tỷ lệ nợ xấu thời điểm cuối 2021 dự kiến là 0,7%. Tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu ở mức 155%.