• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,13 +7,43/+0,60%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,13   +7,43/+0,60%  |   HNX-INDEX   223,70   +1,45/+0,65%  |   UPCOM-INDEX   92,06   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.299,22   +7,28/+0,56%  |   HNX30   475,80   +4,06/+0,86%
26 Tháng Mười Một 2024 11:20:26 CH - Mở cửa
Giá điện mặt trời áp mái có thể giảm 30%
Nguồn tin: Người đồng hành | 12/03/2021 2:53:40 CH
Bộ Công Thương đang dự thảo cơ chế giá điện mặt trời áp mái mới thay thế cho mức giá đang được quy định tại Quyết định 13/2020 của Thủ tướng đã hết hiệu lực từ 31/12/2020.
Dự kiến giá điện mặt trời áp mái có thể giảm khoảng 30% so với thời điểm ngày 31/12/2020.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thông tin đơn vị tư vấn cho rằng mức giá này vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư.
 
Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo cơ chế giá điện mặt trời áp mái mới, thay thế cho mức giá đang được quy định tại Quyết định 13/2020 của Thủ tướng đã hết hiệu lực từ 31/12/2020.

 
Dự kiến giá điện mặt trời áp mái có thể giảm khoảng 30% so với thời điểm ngày 31/12/2020. Ảnh: Lao Động.
 
Trong đó, dự kiến giá điện mặt trời áp mái sẽ giảm khoảng 30%, xuống mức 5,2-5,8 cent/kWh thay vì 8,38 cent/kWh như thời điểm trước ngày 31/12/2020. Mức giá này phụ thuộc vào từng quy mô công suất hệ thống lắp đặt của mỗi dự án. Quy mô càng lớn giá sẽ càng thấp, khuyến khích hộ gia đình lắp đặt hơn các trang trại, khu nhà công nghiệp.
 
Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nhận định giá thiết bị phục vụ cho việc lắp đặt điện mặt trời áp mái giảm nhanh, hiệu suất tấm pin cao hơn nhiều và cho nhiều điện hơn, nên mức giá này được tư vấn đánh giá vẫn mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư và sản xuất một phần điện để bán lên lưới.
 
Còn đối với nhà đầu tư - đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái phục vụ tiêu dùng thì giá này rẻ hơn nhiều so với giá mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
 
“Mục đích để phát triển đúng hướng, tức khuyến khích người dân, doanh nghiệp lắp đặt để tự dùng, thay vì tình trạng ồ ạt lắp điện áp mái để hưởng giá cao khi đẩy hết công suất lên lưới”, ông Dũng nói.
 
Ngoài ra, dự thảo còn quy định bên mua lại điện chỉ được phép mua một phần sản lượng điện phát ra, phần còn lại nhà sản xuất phải cam kết sử dụng. Dự thảo sẽ được trình Chính phủ trong tháng 3 này.
 
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tính đến hết 31/12/2020, có hơn 101.029 công trình điện mặt trời áp mái được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt gần 9.300 MWp (công suất phát trong điều kiện tối ưu).
 
BloombergNEF nhận định: "Con số hơn 9 GW này cao gần gấp 3 lần dự báo của BNEF cho Việt Nam hồi đầu năm. Điều này cũng đưa Việt Nam trở thành thị trường năng lượng mặt trời lớn thứ ba thế giới".
 
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết công tác năm vừa qua và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của EVN, ông Nguyễn Đức Ninh, Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia cho biết sẽ cắt giảm khoảng 1,3 tỷ kWh năng lượng tái tạo trong năm nay do sự tăng trưởng đột biến, thay vì con số 365 triệu kWh như trong năm 2020 (gấp 3,56 lần). Trong đó, có hơn 500 triệu kWh do vấn đề thừa nguồn vào các thời điểm trưa, quá tải đường dây 500KV.
 
Ngày 10/3, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương rà soát, tổng hợp về việc phát triển điện mặt trời.
 
Trong đó, Bộ Công Thương đề nghị EVN tổng hợp dự án điện mặt trời được hưởng giá FIT theo Quyết định số 13/2020 của Thủ tướng.
 
Theo đó, EVN được giao chỉ đạo những tổng công ty và đơn vị điện lực tại các tỉnh lập danh sách về hệ thống điện mặt trời mái nhà có quy mô công suất từ 100 kWp trở lên đã đi vào vận hành, được áp dụng giá bán điện theo Quyết định 13; Xác nhận những hệ thống điện mặt trời mái nhà đảm bảo tuân thủ quy định về phát triển, đấu nối, công nhận ngày vận hành, ký hợp đồng mua bán điện và các quy định khác trong lĩnh vực điện lực; Có văn bản gửi Sở Công Thương trên địa bàn tỉnh trước ngày 11/3 để cung cấp danh sách hệ thống điện mặt trời mái nhà.
 
Sau khi tổng hợp, các tổng công ty và đơn vị điện lực nghiên cứu, đề xuất giải pháp vận hành có hiệu quả, hạn chế tối đa việc cắt giảm nguồn điện mặt trời đã đưa vào vận hành và thiệt hại kinh tế cho nhà đầu tư.
 
EVN còn được yêu cầu cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương để kiểm tra về phát triển điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà trong thời gian qua. Việc rà soát được Bộ Công Thương yêu cầu hoàn thành trước ngày 12/3.