• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 3:52:35 SA - Mở cửa
Đằng sau những kế hoạch kinh doanh 'cài số lùi'
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 30/03/2021 8:16:25 SA
Mặc dù được đánh giá 2021 sẽ là năm hồi phục mạnh mẽ của các doanh nghiệp niêm yết nhưng bên cạnh những doanh nghiệp tự tin bứt phá thì số nhiều đơn vị lại tỏ ra khá thận trọng với kế hoạch kinh doanh cả năm. Giữa "thiên thời, địa lợi" vì sao các doanh nghiệp lại chưa chịu "hoà"?
 
Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 đã bắt đầu diễn ra, các doanh nghiệp lần lượt công bố tài liệu trình đại hội, một trong những tờ trình được các nhà đầu tư khá quan tâm là kế hoạch kinh doanh của năm nay khi nhờ việc khống chế dịch bệnh thần tốc và hiệu quả của Chính phủ, nền kinh tế cũng như lợi nhuận doanh nghiệp sau đó đã chứng kiến sự hồi phục hình chữ "V" đầy ngoạn mục trong năm 2020.
 
Tại báo cáo của các công ty chứng khoán cũng dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng trưởng khoảng 23% trong năm 2021.
 
Vẫn có những "con chim sợ cành cong"
 
Trước "thiên thời, địa lợi" này, nhiều ông lớn dự kiến sẽ tiếp tục lãi lớn như nhóm các ngân hàng, FPT, Thế giới di dộng... ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 2 con số trong năm 2021. Tuy nhiên, bên cạnh những đơn vị tràn đầy khí thế thì vẫn có những "con chim sợ cành cong" với những kịch bản khá thận trọng, thậm chí giảm sút so với thực hiện năm 2020.
 
Theo thống kế của Vnbusiness, tính đến ngày 12/3 đã có 62 doanh nghiệp niêm yết công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 nhưng có gần 39% trong số đó lại đang đặt mục tiêu "đi lùi".

 
Việc một phận không nhỏ các doanh nghiệp tỏ ra thận trọng trong kế hoạch kinh doanh là không thừa bởi trong sự tích cực chung vẫn có những khó khăn riêng khiến doanh nghiệp phải e dè.
 
Đầu tiên phải kể đến CTCP Đá Núi Nhỏ (mã: NNC) với kế hoạch khai thác 1 triệu m3 đá, doanh thu là 208 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 35 tỷ đồng. Như vậy, so với thực hiện trong năm 2021 lợi nhuận năm 2021 đã giảm 77,2%.
 
Kế hoạch này sẽ được trình cổ đông trong ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 dự kiến diễn ra vào ngày 24/4. Trước đó, ngày 22/3 là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền tham gia đại hội.
 
Trong năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận 401,5 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 124 tỷ đồng, lần lượt giảm 22,3% và tăng 1,1% so với thực hiện năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 30% lên 40,5%.
 
Tương tự, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã: PPC) cũng đặt chỉ tiêu giảm mạnh cả về sản lượng sản xuất, tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận so với năm 2021.
 
Cụ thể, sản lượng điện sản xuất dự kiến đạt 4.402 triệu kWh và sản lượng điện tiêu thụ ước đạt 3.586 triệu kWh. Kế hoạch tổng doanh thu 5.658 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 343 tỷ đồng, chỉ bằng 28,3% lợi nhuận trước thuế thực hiện được năm 2020.
 
Trong lĩnh vực phân bón, Tổng CTCP Phân bón và Hoá chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, mã:DPM) đề ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm nay là 437 tỷ đồng, giảm 48% so với ước thực hiện 2020. Trong khi đó CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã: DCM) đề ra kế hoạch lãi trước thuế 210 tỷ đồng, giảm đến gần 70% so với ước thực hiện năm trước.
 
Dù cũng là một thành tố trong "làn sóng" khu công nghiệp nhưng CTCP Cao su Phước Hoà (mã: PHR) lại kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 35% so với thực hiện năm 2020. Dễ dàng nhận thấy, không chỉ Cao su Phước Hoà mà nhiều doanh nghiệp ngành cao su khác như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã: GVR), CTCP Cao su Tây Ninh (mã: TRC)... cũng đều "cài số lùi" cho năm 2021.
 
Vì đâu nên nỗi?
 
Theo đại diện của Tập đoàn cao su Việt Nam, kể từ ngày 31/12/2020, công ty không còn được miễn tiền thuê đất cho các dự án tái canh trồng cao su theo công văn được Bộ Tài chính ban hành từ năm 2016. Đây sẽ là khó khăn chung của cả ngành cao su, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cao su tự nhiên khi khoản chi phí tăng thêm sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận mà công ty sẽ kiếm được trong năm nay.
 
Tương tự, nguyên nhân của việc đưa ra con số thấp hơn thực hiện năm 2020 cho 2021, ban lãnh đạo Cao su Phước Hoà cho biết, năm 2021 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn nhất là đối với hoạt động khai thác mủ cao su, khối sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu sự cạnh tranh gay gắt. Khối khu công nghiệp lại chưa có tín hiệu rõ ràng về cơ chế thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
 
Trong khi đó, triển vọng lợi nhuận ngành phân bón năm 2021 được nhiều chuyên gia đánh giá kém khả quan, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ khí như Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ khó có thể cải thiện lợi nhuận khi giá dầu thế giới đang trong xu hướng tăng khiến lợi thế giá khí rẻ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ không còn tồn tại trong năm 2021.
 
Hay như tại nhóm các doanh nghiệp ngành khai khoáng nói chung và Đá Núi Nhỏ nói riêng, dù vẫn nhận được sự kỳ vọng về tăng trưởng khi "ăn theo" biến động của ngành vật liệu xây dựng nhưng lại đều đang gặp vấn đề về các mỏ khai thác.
 
Theo kế hoạch đã công bố của Đá Núi Nhỏ, con số 0 tròn trĩnh ở chỉ tiêu sản lượng đá khai thác tại mỏ Núi Nhỏ chứng tỏ nguồn khai thác của doanh nghiệp chỉ còn một mỏ chủ lực là Tân Lập - đây là mỏ đóng góp đến hơn 47% sản lượng đá khai thác của công ty trong năm 2020.
 
Dù vẫn kỳ vọng sản lượng khai thác ở mỏ Tân Lập sẽ tăng gần 30% so với năm 2020 nhưng do rơi vào thế "một chân" nên ban lãnh đạo Đá Núi Nhỏ vẫn không thể lạc quan với kết quả kinh doanh năm 2021.
 
Nhìn chung, dù có rất nhiều yếu tố hỗ trợ sự hồi phục của doanh nghiệp trong năm 2021 nhưng đối với mỗi nhóm ngành, mỗi doanh nghiệp lại có những khó khăn riêng phải đối mặt, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết khi phải chịu trách nhiệm đối với giá cổ phiếu trên sàn, với các cổ đông. Do vậy, sự cẩn thận lúc này là không hề thừa thãi.
 
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức