• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.231,89 -14,15/-1,14%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.231,89   -14,15/-1,14%  |   HNX-INDEX   223,82   -2,39/-1,06%  |   UPCOM-INDEX   91,87   -0,48/-0,52%  |   VN30   1.286,65   -17,39/-1,33%  |   HNX30   476,60   -8,05/-1,66%
15 Tháng Mười Một 2024 8:40:19 SA - Mở cửa
Thị trường chứng khoán đã 'hết vị'?
Nguồn tin: Người đồng hành | 29/04/2021 8:29:38 SA
Thanh khoản thị trường bất ngờ đi xuống, chỉ số Vn-Index vẫn ghi nhận những phiên tăng giá nhưng “độ nảy” ngày càng kém. Điều này dường như đang phản ánh kỳ vọng từ các nhà đầu tư đã không còn nhiều như giai đoạn trước.
 
Trong hơn nửa đầu tháng 4 vừa qua, không chỉ Vn-Index xuất sắc vượt qua ngưỡng 1.200 điểm mà thanh khoản thị trường còn được duy trì ngưỡng giao dịch (chỉ tính khớp lệnh) 19.000-20.000 tỷ đồng mỗi ngày, cá biệt có những phiên giá trị giao dịch còn lên tới 25.000-28.000 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, kể từ giai đoạn sau ngày 20/4 đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục chứng kiến những đợt rung lắc dữ dội như “tàu lượn” khiến không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà với giới chuyên gia “choáng váng”.
 
Thanh khoản bốc hơi
 
Tuy nhiên, sự lên xuống của chỉ số sẽ là chuyện bình thường nếu thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao nhưng diễn biến lại đang có xu thế đi ngược khiến tâm lý các nhà đầu tư dao động, thậm chí sợ hãi.
 
Điển hình nhất là phiên giao dịch ngày 27/4 vừa qua khi giá trị giao dịch trên HoSE chỉ đạt 7.500 tỷ đồng trong phiên sáng – đây là một sự thay đổi bất ngờ, bởi trong suốt 2 tháng qua chưa có phiên sáng nào thanh khoản ghi nhận dưới 10.000 tỷ đồng, nhất là trong bối cảnh dòng tiền F0 đang chứng tỏ sức mạnh đến mức làm nghẽn hệ thống.

 
Việc các nhà đầu tư ngại mua trong những phiên giao dịch gần đây khiến nhiều người cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã "hết vị".
 
Kết phiên giao dịch, chỉ số Vn-Index tăng điểm trở lại nhưng giá trị khớp lệnh sàn HoSE đã giảm tới hơn 22% so với phiên trước đó còn 13.065 tỷ đồng, tổng giá trị khớp lệnh cả 2 sàn (HoSE, HNX) giảm 23% còn 14.750 tỷ đồng, ghi nhận mức giao dịch kém nhất trong vòng 5 tuần.
 
Để lý giải cho sự “bốc hơi” của dòng tiền, có ý kiến cho rằng nhà đầu tư đã ngại mua hơn, dòng tiền chốt lời không quay lại nhiều như trước mà ngày một giảm đi. Lượng tiền nằm trong thị trường không thay đổi gì chỉ sau vài ngày, nhưng nhu cầu mua thì có thể thay đổi sau mỗi đêm.
 
Điều này thể hiện rất rõ qua sức hồi phục của thị trường khi sau một ngày giảm gần 33 điểm (26/4), Vn-Index chỉ tăng gần 4 điểm trong phiên 27/4. Diễn biến này khá giống với những gì đã diễn ra trước đó trong phiên 22-23/4 nhưng lại khác xa nhau về “độ nảy” của thị trường.
 
Cụ thể, hôm 22/4 Vn-Index đã ghi nhận 1 phiên “đỏ lửa” khi giảm hơn 40 điểm nhưng phiên kế tiếp (23/4) đã nhanh chóng phục hồi hơn 20 điểm.
 
Đáng chú ý, số lượng cổ phiếu tăng giá trong phiên 27/4 cũng không nhiều khi trên sàn HoSE cứ 1 mã giảm chỉ có 0,78 mã tăng, trong khi đó tỷ lệ phiên ngày 23/4 là 1: 2,36.
 
Bên cạnh vấn đề sức mua, sự sụt giảm của dòng tiền còn phản ánh một tâm lý yếu ớt và giảm kỳ vọng. Nếu nhà đầu tư nghĩ rằng, thị trường sẽ còn tăng nữa thì tiền sẽ đổ vào nhiều hơn. Ngược lại, nếu hết kỳ vọng, mục tiêu hàng đầu sẽ phải là giữ tiền trong ngắn hạn.
 
Ông Lê Đức Khánh- Giám đốc phân tích của Công ty chứng khoán VPS cho biết “con sóng tăng điểm lớn đã kéo dài kể từ tháng 4/2020 đến nay có thể khiến các nhà đầu tư e ngại về khả năng tăng điểm tiếp theo của thị trường. Bên cạnh đó, hiệu ứng "Sell in May" (bán cổ phiếu trong tháng Năm) gần kề và các nhà đầu tư cũng e ngại hơn”.
 
Dài hạn vẫn tươi sáng
 
Trước những gì đang diễn ra hiện nay đặc biệt là trong bối cảnh mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I và tổ chức ĐHĐCĐ đang đi vào giai đoạn cuối , nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán đã “hết vị” và đặt ra câu hỏi liệu thị trường chứng khoán sẽ vận động thế nào trong giai đoạn tới? Vùng trũng thông tin sắp đến gần?
 
Thực tế, theo ông Huỳnh Minh Tuấn - Giám đốc môi giới hội sở Mirae Asset Việt Nam, nhà đầu tư đang có xu hướng coi thị trường như một canh bạc và một thương vụ “đánh quả” nên trạng thái tâm lý dao động luôn luôn là chủ đạo mà bỏ những tính logic cũng như nền tảng căn bản về tài chính và đầu tư, hình thành nên hành vi giao dịch lướt sóng.
 
Điểm yếu về thông tin chính thống đang khiến thị trường bị định hướng bởi những tin đồn thiếu tính xác thực ảnh hưởng đến cấu trúc giao dịch cũng như xu thế của dòng tiền. Ngoài ra, không thể phủ nhận quy mô thị trường vẫn còn nhỏ và thiếu hàng hóa chất lượng cũng như thiếu số lượng lớn nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến chung.
 
“Tuy nhiên, để nói về thị trường chứng khoán Việt Nam thì triển vọng tươi sáng vẫn là chủ đạo trong dài hạn”, ông Tuấn cho biết.
 
Trong báo cáo mới đây của quỹ Pyn Elite Fund, ông Petri Deryng- Giám đốc đầu tư đã đưa ra dự báo lạc quan về việc Vn-Index sẽ sớm cán mốc 1.500 điểm trong thời gian tới.
 
“Dự báo chung về mức tăng cho thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2021 là hợp lý do lợi nhuận tăng trưởng mạnh, đồng thời có tính đến triển vọng tích cực trong vài năm tới. Từ đầu năm đến nay, khối ngoại liên tục bán ròng cổ phiếu Việt Nam. Chúng tôi giả định rằng dòng đầu tư này chắc chắn sẽ đảo chiều trong năm”, ông Petri Deryng nhấn mạnh.
 
Nhìn chung, có thể giai đoạn này thị trường cần một nhịp nghỉ nhưng sẽ nhanh chóng qua đi khi các cải cách thể chế và môi trường kinh doanh đã và đang là động lực lớn cho nền kinh tế vẫn đang là tín hiệu tích cực nhất cho nhà đầu tư trong một xu hướng dài hạn.
 
Như chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp cho nhận định: “ Năm 2021, chúng ta đã nói nhiều đến câu chuyện về dòng tiền rẻ, sự phục hồi kinh tế. Rõ ràng những điều này đã từng khiến chúng ta tin tưởng đến cháy bỏng. Vậy tại sao chỉ vì những động thái thay đổi nhất thời của thị trường lại nghi ngờ những điều trước đây?”.