“Vùng giáp ranh” được thiết lập chỉ sau thời gian ngắn, với bộ ba ấn tượng SHB, SSB và BAB.
Cạnh tranh ở "vùng giáp ranh" mới này giữa các thành viên có thể là một điểm đáng chú ý trong diễn biến tới đây (Ảnh minh họa).
Như vậy,
SSB - cổ phiếu của Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) đã có “tuần trăng mật ngọt ngào” sau khi chào sàn HoSE. Chuỗi 6 phiên tăng trần liên tiếp viết thành lịch sử mới của dòng cổ phiếu ngân hàng Việt Nam chào sàn chứng khoán - điều chưa từng có trước đây.
Thế nhưng, với biên độ lớn hơn trên HNX,
SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội lại tạo ấn tượng mạnh về khả năng tăng giá. Mức tăng trần trên HNX là 10%, trong khi trên HoSE là 7%. Theo đó, chuỗi tăng giá của
SHB với 4 cây trần liên tiếp vừa qua cũng đã gần bằng 6 phiên trần của
SSB.
Trong khi đó, dù có đã điều chỉnh và gần như đi ngang những phiên gần đây,
BAB của Ngân hàng Bắc Á cũng là một hiện tượng sau loạt tăng giá rất mạnh kể từ khi chào sàn HNX vừa qua.
Chính bộ ba
SHB,
SSB và
BAB đã và đang tạo “vùng giáp ranh” đầy bất ngờ trong nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn chứng khoán.
Cụ thể, trên sàn đến cuối tuần qua, giá nhiều cổ phiếu ngân hàng Việt Nam đã có sự tương quan (về thị giá) rất sát nhau, thay vì những chênh lệch rất lớn kéo dài trước đây.
“Vùng giáp ranh” thị giá có ở
MBB,
TPB,
HDB,
BAB,
SSB,
SHB, hiện trong khoảng 27.000 - 30.000 đồng/cổ phiếu, cùng đứng trước cánh cửa có thể thiết lập mặt bằng mới với “3x” - mức chưa từng có trong lịch sử đối với một số mã trong nhóm.
Với diễn biến trên, dòng cổ phiếu ngân hàng Việt Nam, ngoại trừ
VCB của Vietcombank có thị giá quá vượt trội và tách biệt, đang có những vùng tương quan. Cùng nhóm trên, nhóm có thị giá cao hơn có
VIB,
VPB,
TCB và
ACB; hay thấp hơn ở
STB,
LPB,
MSB,
EIB…
So sánh có thể khập khiễng, nhưng giá cổ phiếu vẫn thường được nhà đầu tư nhìn ở tương quan ngành.
Mặt khác, thị giá cổ phiếu cao cũng phản ánh nhất định vị thế ngân hàng đó trên thị trường; bởi lẽ, giá trị vốn hóa mỗi doanh nghiệp nói chung (gắn với thị giá cổ phiếu) là một thước đo mang tính toán cầu. Dễ thấy, trong các thương vụ quốc tế, khi giới thiệu về đối tác, thông tin công bố thường chú trọng ở giá trị và quy mô vốn hóa, hơn là con số lợi nhuận.
Như trên, “vùng giáp ranh” mới vừa được thiết lập, với bất ngờ và sức mạnh từ bộ ba
SHB,
SSB và
BAB. Dĩ nhiên, so sánh giữa các cổ phiếu có các chỉ số cơ bản, điển hình như chỉ số P/E, EPS… Nhưng, trong diễn biến vừa qua lại cho thấy những đặc điểm riêng, những câu chuyện riêng.
Ở
SSB và
BAB, chuỗi tăng giá vừa qua cho thấy một đặc điểm chung: khối lượng giao dịch không cao, nhất là tại
BAB, có thể nói là thấp nếu so với quy mô của nhiều mã ngân hàng khác. Đặc điểm này phản ánh mức độ cô đặc cao, hoặc lượng hàng trôi nổi không nhiều.
Trong khi đó, nếu xét theo giá trị bình quân,
SHB lại là mã đã và đang thiết lập vị trí đứng đầu quy mô giao dịch trên toàn thị trường; nhiều phiên một mình cân quá nửa giá trị giao dịch trên cả HNX… Ở đây, ngược với đặc điểm cô đặc của hai mã trên, lại cho thấy mức độ lỏng lẻo lớn của lượng hàng, nhưng lại phản ánh sức mạnh của dòng tiền.
Như vậy, qua tuần giao dịch VN-Index phá đỉnh lịch sử, dòng cổ phiếu ngân hàng cũng đã thiết lập một “vùng giáp ranh” mới về thị giá. Như trên, tương quan và phản ánh vị thế nhất định giữa mỗi thành viên, cạnh tranh ở vùng này giữa các thành viên có thể là một điểm đáng chú ý trong diễn biến tới đây.