Thanh khoản của QTP từ đầu năm 2021 đang rất đáng chú ý. Mã này tỏ ra hoàn toàn đối lập với giai đoạn trước đó vốn hầu như không có thanh khoản.
Ảnh minh họa.
Cổ phiếu đang chờ test lại đỉnh
Cổ phiếu
QTP tuần qua tăng 4,8% trên UPCoM và ghi nhận mức đỉnh cao nhất kể từ tháng 3/2017. Cổ phiếu đang có những biến động khả quan tuy nhiên vẫn chưa thực sự được xem là nổi trội cho với thành tích giao dịch của HOSE hay HNX. 2 chỉ số đại diện là VN-Index tăng 5,36% còn HNX-Index tăng 8,83% trong tuần qua.
Diễn biến giá QTP.
Một nhịp điều chỉnh nhẹ có thể xuất hiện trong thời gian tới để nhà đầu tư xác định lại vùng giá 14.800 đồng/cổ phiếu có được xem là nền giá để nhà đầu tư có thể tin tưởng nắm giữ.
Ở giai đoạn hiện tại, thanh khoản của
QTP đang từng bước cải thiện so với 2 tháng đầu năm nay. Trước đó, cổ phiếu này còn gần như không có thanh khoản trong giao dịch.
Vì vậy, nhà đầu tư cần tiếp tục theo dõi sự cải thiện trong giao dịch của
QTP để đánh giá sự duy trì hiện diện của dòng tiền. Mức thanh khoản ổn định cho cổ phiếu
QTP sẽ là hơn 2 triệu đơn vị/phiên trở lại.
Nếu cả yếu tố dòng tiền và nền giá khu vực 14.800 đồng/cổ phiếu đều được duy trì,
QTP hoàn toàn có thể sẽ đủ cơ sở để tạo một sóng tăng bền bỉ trong thời gian tới.
REE thoái vốn và câu chuyện thay đổi chính sách khấu hao
Kể từ tháng 3/2020, cổ đông lớn là
REE đã có động thái thoái dần vốn khỏi
QTP. Từ mức sở hữu hơn 40 triệu cổ phiếu, tương đương 9,2%,
REE đã dần dần giảm mạnh tỷ lệ sở hữu tại
QTP. Ngay trong giai đoạn hiện tại,
REE cũng đang có động thái muốn bán tiếp 5 triệu cổ phiếu
QTP từ 19/03 đến 15/04.
Nhiều khả năng lượng cổ phiếu được
REE bán ra đã góp phần giúp tạo nên trạng thái thanh khoản "sống lại" ở
QTP. Trong thời gian tới, ể các diễn biến thoái vốn được thành công,
QTP vẫn sẽ cần duy trì được trạng thái thanh khoản như trên.
Vấn đề của
QTP hiện đang là chưa lộ diện nhà đầu tư đã mua lại cổ phiếu từ
REE. Các diễn biến này đang thực sự khiến nhà đầu tư tò mò và càng tò mò, cổ phiếu
QTP lại càng có sức hút với nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó,
QTP cũng thực sự gây sự chú ý ở khía cạnh cơ bản. Theo BCTC kiểm toán năm 2020 vừa công bố, lãi ròng của
QTP tăng 71% so với báo cáo tự lập, từ 765 tỷ đồng lên mức 1.306 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong quá trình rà soát lập quyết toán doanh thu tiền điện năm 2020 và doanh thu chênh lệch tỷ giá các năm với Công ty mua bán điện,
QTP thực hiện bổ sung doanh thu chênh lệch tỷ giá năm 2015 hơn 225 tỷ đồng và doanh thu chênh lệch tỷ giá năm 2018 gần 344 tỷ đồng vào BCTC năm 2020 theo Biên bản đối chiếu công nợ ngày 23/03/2021.
Nguồn KB Việt Nam
CTCK KB Việt Nam đánh giá tích cực với
QTP sau khi tăng thời gian khấu hao của máy móc, thiết bị từ 6- 12 năm lên 6-15 năm, khiến cho chi phí khấu hao giảm. Cùng với đó, Công ty có thể thu hồi 165 tỉ đồng chi phí trung dụng tổ máy trong mùa khô 2010 của EVN. Đây là khoản hồi tố từ năm 2010 nhưng tới 2020 mới ghi nhận.
Cùng với đó, việc trả đều nợ vay có nguồn gốc ngoại tệ giúp cải thiện tình hình tài chính của công ty. Với việc tích cực thanh toán khoản vay có nguồn gốc ngoại tệ góp phần làm giảm gánh nặng lãi vay và rủi ro chênh lệch tỉ giá cho công ty. Thời điểm 31/12/2020, số dư nợ gốc của
QTP đạt 3750 tỉ đồng. Với tốc độ trả nợ dự kiến khoảng 1.800 tỉ đồng mỗi năm, dự kiến đến 2024,
QTP sẽ trả hết toàn bộ nợ gốc vay, dẫn đến dòng tiền tự do cho chủ sở hữu tăng mạnh, giúp tăng tỉ lệ chi trả cổ tức cao hơn cho các năm tới.