• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:49:51 CH - Mở cửa
Từ tháng 4/2021, thủy sản xuất khẩu sang Anh phải có chứng thư mới
Nguồn tin: BizLive | 06/04/2021 10:35:45 SA
 Các giấy chứng thư vệ sinh hiện tại mà các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu sử dụng chỉ có giá trị ở Anh đến ngày 1/4/2021.

 
Ảnh minh họa.
 
Trong 2 tháng đầu năm 2021, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất đến 126 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt gần 1 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực là khối CPTPP, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Nga,…
 
Thủy sản nhập khẩu vào Anh bắt buộc có chứng thư vệ sinh mới
 
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Anh đạt khoảng 355 triệu USD, trong đó, tôm, cá tra, cua, ghẹ và các loại cá biển là những sản phẩm đạt mức tăng trưởng tốt.
Đặc biệt, sản phẩm cá tra chế biến, tăng gấp hơn 15 lần so với năm 2019. Tính đến giữa tháng 2/2021, chỉ tính riêng mặt hàng cá tra xuất khẩu đã đạt 3,89 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ. VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản sang Anh năm nay sẽ tiếp đà tăng trưởng của năm 2020 nhờ cầu thị trường cũng như tác động tích cực của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh.
Theo quy định mới, các giấy chứng thư vệ sinh hiện nay mà các quốc gia không thuộc EU sử dụng có giá trị ở Vương Quốc Anh đến ngày 1/4/2021. Sau ngày 1/4/2021, thủy sản nhập khẩu vào Anh Quốc cần phải có giấy chứng thư vệ sinh mới. 
Brexit và thỏa thuận thương mại mới ảnh hưởng đến hải quan, thuế quan, kiểm tra an toàn thực phẩm và nhãn mác. Do đó, các doanh nghiệp đang xuất khẩu hàng hóa (gồm các sản phẩm thủy sản) sang Anh, sẽ phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với các quy định mới. 
“Đối với các nhà xuất khẩu, điều quan trọng cần biết là EU và Anh sẽ quy định các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của riêng họ. Do vậy, sẽ có các cuộc kiểm tra tại cửa khẩu để đảm bảo các sản phẩm thủy sản nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn. Hiện các giấy chứng thư vệ sinh mà các quốc gia không thuộc EU đang sử dụng chỉ có giá trị ở Vương Quốc Anh đến ngày 1/4/2021. Đối với thủy sản nhập khẩu Vương Quốc Anh hoặc sau ngày 1/4/2021 sẽ cần giấy chứng thư mới”, đại diện VASEP nói.
Theo VASEP, nếu các sản phẩm thủy sản của doanh nghiệp phải đi qua EU để đến Anh, thì sản phẩm đó phải vào lãnh thổ EU thông qua Trạm Kiểm soát biên giới. Mỗi lô hàng sẽ cần một Chứng nhận y tế nhập cảnh chung. Các nhà nhập khẩu cần thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của Vương quốc Anh bằng cách sử dụng hệ thống thông báo nhập khẩu mới: Hệ thống nhập khẩu Sản phẩm, Động vật, Thức ăn và Thức ăn chăn nuôi (IPAFFS) (https://www.gov.uk/guidance/import-of-products-animals-foodand-feed-system). Công cụ này sẽ thay thế hệ thống trực tuyến TRACES của EU (https://ec.europa.eu/food/animals/traces_en).
Vương quốc Anh và EU sẽ không áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm thủy sản được mua bán giữa các vùng lãnh thổ của họ. Trong trường hợp này, các sản phẩm được giao dịch phải có xuất xứ từ Vương quốc Anh hoặc một quốc gia thành viên EU. 
Các nhà xuất khẩu từ các nước không thuộc EU phải kiểm tra với chính phủ của họ về các thỏa thuận thương mại và thuế quan hiện đang được áp dụng. Các doanh nghiệp có thể đọc tóm tắt về thuế quan thương mại áp dụng từ ngày 1/1/2021 trên trang web Thuế quan Toàn cầu của Vương quốc Anh (https://www.gov.uk/trade-tariff).
Hiện tại, cả EU và Anh vẫn đang đối phó với tác động của dịch Covid-19, logistics và thương mại từ các nước ngoài EU đang gặp nhiều khó khăn và một số chính sách vẫn có thể thay đổi. Việc kiểm tra thủy sản nhập khẩu vào Vương quốc Anh từ các nước không thuộc EU sẽ vẫn như cũ.
Tuy nhiên, trong tương lai Anh có thể thực hiện các thay đổi dựa trên các rủi ro cụ thể của nước này. Các chính sách vẫn áp dụng như cũ trong giai đoạn chuyển đổi. Song, điều quan trọng là phải trao đổi với nhà nhập khẩu của doanh nghiệp về các tuyến đường thương mại mới để giảm thiểu bất kỳ sự chậm trễ nào trong vận chuyển và logistic.
 
 
Nguồn VASEP
 
Xuất khẩu hàng hóa sang Anh tăng trưởng 2 con số
 
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Anh trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 927,69 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là điện thoại các loại và linh kiện, trị giá 323,8 triệu USD, tăng 54,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 34,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Kế đến là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, trị giá 112,57 triệu USD, tăng 56,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12,1% tỷ trọng. Thứ ba là xuất khẩu giày dép và hàng dệt may, đạt trị giá lần lượt là 92,49 triệu và 71,56 triệu USD.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 là: sắt thép tăng gấp hơn 4 lần; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 54,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 31,8%; sản phẩm cao su tăng 58,03%; hạt tiêu tăng 59%; rau quả tăng 87,8%; cao su tăng 33%.
Đối với mặt hàng thủy sản, kim ngạch xuất khẩu sang Vương Quốc Anh trong tháng 2/2021 đạt 12,51 triệu USD, cộng dồn 2 tháng đầu năm đạt 32,239 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 giảm 6,31%.
 
 
 
Nguồn Vinanet
 
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian tới, bên cạnh việc hoàn thành các thủ tục trong nước để phê duyệt Hiệp định UKVFTA, Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để áp dụng tạm thời Hiệp định, đồng thời triển khai việc xây dựng Kế hoạch thực thi nhằm bảo đảm tận dụng tối đa cơ hội mang lại từ Hiệp định này, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp Việt Nam, khi đó thương mại song phương giữa hai nước sẽ còn phát triển hơn nữa.