Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2021, Chủ tịch Trương Gia Bình khẳng định FPT không chỉ là doanh nghiệp gia công. Bên cạnh đó, ông cũng nêu lời giải cho bài toán nhân lực "hóc búa" hiện nay.
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của FPT
Chiều 8/4, Công ty Cổ phần
FPT (HoSE:
FPT) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021.
Chia sẻ mở đầu đại hội, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc
FPT cho biết: "2020 là một năm lửa thử vàng, đặt ra thách thức chưa từng có cho các doanh nghiệp. Nhưng chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội chưa từng có cho
FPT khi tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia đều chuyển đổi số, họ đầu tư trung bình 15 tỷ USD mỗi tuần cho công nghệ thông tin trong Covid-19. Với vị thế công ty dẫn dắt chuyển đổi số,
FPT chắc chắn là tâm điểm của xu thế toàn cầu này".
Là người "đứng mũi chịu sào", CEO
FPT khẳng định sẽ biến cơ hội đó thành hiện thực bằng các quyết sách và hành động kịp thời, đúng lúc. "Dàn lãnh đạo 7x - 8x - 9x của
FPT hơn bao giờ hết đang dốc sức, phát huy mọi năng lực để biến ước mơ, hoài bão thành hiện thực", ông Khoa nói.
CEO FPT Nguyễn Văn Khoa chia sẻ tại đại hội cổ đông 2021
Một trong những nghi ngại của giới đầu tư đặt ra trong nhiều năm trở lại đây là việc làm thế nào
FPT có thể giải bài toán nhân lực vốn đang rất thiếu và cạnh tranh quyết liệt trong bối cảnh
FPT hàng năm đều đặt kế hoạch tăng trưởng khá cao. Như năm 2021,
FPT dự kiến sẽ phải tuyển mới tới 7.000 người để phục vụ mục tiêu tăng trưởng.
Liên quan đến nghi ngại này, Chủ tịch Trương Gia Bình cho biết để đáp ứng nhu cầu nhân lực rất lớn hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh
FPT làm việc với rất nhiều đối tác nước ngoài,
FPT đang thành lập các trung tâm với nguồn nhân lực lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới ở nhiều múi giờ khác nhau như: Ấn Độ, Mexico, Costa Rica, Rumani...
Bên cạnh đó,
FPT cũng tăng động lực làm việc cho nhân viên bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi ESOP và thực hiện hình thức khoán khối lượng công việc.
Đặc biệt, tập đoàn liên tục mở lớp, mở trường đào tạo và thực hiện đào tạo thật nhanh, chỉ khoảng 3-6 tháng là có thể làm việc được ngay.
"Từ những ngày đầu thành lập,
FPT đã liên tục nói về con người.
FPT là tổ chức duy nhất có 200 triệu phú khi chúng tôi niêm yết trên sàn...
FPT mong muốn trở thành một tổ chức học tập và thực tế đã trở thành một tổ chức học tập hiếm hoi, từ chủ tịch đến tạp vụ", Chủ tịch Trương Gia Bình nhấn mạnh.
Bên cạnh bài toán nhân lực, một trong những nghi ngại khác từ giới đầu tư là
FPT liệu có phải chỉ là một doanh nghiệp gia công hay không, Chủ tịch Trương Gia Bình khẳng định
FPT không chỉ là doanh nghiệp gia công. Ông dẫn chứng vừa qua, tập đoàn đã đứng ra nhận "giải cứu" vấn đề nghẽn lệnh trên sàn HoSE chỉ trong 3 tháng, trong khi hệ thống mới triển khai đã nhiều năm nhưng chưa xong.
Ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch
FPT cho hay lâu nay,
FPT cũng đã làm hệ thống lõi giao dịch cổ phiếu cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thậm chí cả hệ thống lõi về quản lý trung tâm lưu ký, quản lý trái phiếu doanh nghiệp, giao dịch phái sinh... Không chỉ vậy,
FPT còn làm hệ thống lõi cho ngành thuế, hải quan, kho bạc và dự trữ quốc gia. Ngoài ra còn có các kết nối giữa hải quan với kho bạc, giữa ngân hàng với kho bạc...
Một dẫn chứng khác được
FPT đưa ra là câu chuyện hợp tác với ngân hàng TPBank. "Lợi nhuận TPBank tăng gấp 3 lần mà ko tuyển thêm người nào, lý do là họ đã dùng phần mềm akaBot của
FPT. 1 con robot bằng hàng chục người. Người nước ngoài cũng đứng ra nhận bán sản phẩm cho
FPT. Doanh số bán akaBot đã tăng 50 lần trong vòng 3 năm vừa qua. Đó là 1 trong 77 sản phẩm chuyển đổi số của
FPT", Chủ tịch Trương Gia Bình nhấn mạnh.
CEO Nguyễn Văn Khoa bổ sung thêm gần đây
FPT đã giành được hợp đồng chuyển đổi số 150 triệu USD cho một tập đoàn ô tô lớn tại Mỹ sau khi cạnh tranh với cả trăm đối thủ và đặc biệt, hợp đồng này không chỉ là gia công.
Về kết quả kinh doanh quý I/2021, ban lãnh đạo
FPT ước tính doanh thu của tập đoàn tăng trên 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ước tính tăng trưởng 22%.
Kết thúc đại hội, toàn bộ tờ trình cổ đông đã được thông qua.