Xuất khẩu cao su của Việt Nam quý I tăng mạnh về khối lượng và giá trị, thị trường chính vẫn là Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp cao su tăng mạnh doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận gộp.
Xuất khẩu cao su tăng mạnh về lượng và giá
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Tokyo tiếp nối đà tăng mạnh từ cuối năm 2020 lên mức 335 JPY/kg vào đầu tháng 2, gấp 2,6 lần mức đáy thiết lập tháng 4/2020. Sau đó, giá cao su giảm nhưng vẫn duy trì mức cao ở vùng 250 JPY/kg, tăng gần 80% so với mức bình quân quý I/2020.
Nguồn: https://tradingeconomics.com/
Với diễn biến này, nhiều doanh nghiệp cao su đã bán được sản phẩm mủ với giá bình quân tăng trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, giá bán bình quân của Công ty Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM:
DRI) trong quý I đạt 1.692,7 USD/tấn (39 triệu đồng/tấn), tăng 37% so với quý I/2020. Cao su Đồng Phú (HoSE:
DPR) công bố giá bán mủ cao su bình quân quý này đạt 46,5 triệu USD/tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Cao su Hòa Bình (HoSE:
HRC) tăng giá bán bình quân từ 37,4 triệu đồng quý I/2020 lên 44,2 triệu đồng/tấn trong quý này, tức tăng 18%.
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), quý I, xuất khẩu cao su đạt 435.000 tấn, trị giá 722 triệu USD; lần lượt tăng 89,7% và tăng 116% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, giá xuất khẩu cao su bình quân của Việt Nam đạt 1.660 USD/tấn, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước.
3 thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Đặc biệt, Trung Quốc – thị trường ôtô lớn nhất thế giới và cũng là nơi tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới đã tăng mạnh nhập khẩu cao su từ cuối năm 2020. 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu sau thị trường này 217.420 tấn cao su, trị giá 342 triệu USD; tăng 99% về lượng và 118% về giá trị so với cùng kỳ 2020.
Ông Võ Hoàng An – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng giá cao su phục hồi nhờ kinh tế Trung Quốc phục hồi khá nhanh, việc tăng tốc phủ sóng tiêm vắc xin toàn cầu, tác động của gói kích thích kinh tế trong khi nguồn cung cao su thiên nhiên hạn hẹp (do mùa lá rụng – thường là sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán đến tháng 4).
Doanh nghiệp cao su thắng lớn quý I
Với diễn biễn thị trường thuận lợi, nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý I.
Đơn vị: tỷ đồng
* Lợi nhuận riêng mảng mủ cao su
Công ty Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM:
DRI) báo cáo doanh thu thuần quý I đạt 125 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp tăng mạnh từ 12,7% lên 33,7%. Lãi sau thuế 16,3 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 9 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết sản lượng bán hàng trong quý đạt 3.126 tấn, tăng 111%; giá bán mủ bình quân đạt 1.692,7 USD/tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty Cao su Đồng Phú (HoSE:
DPR) công bố sản lượng tiêu thụ tăng 28% và giá bán bình quân tăng 25% trong quý I. Nhờ đó, doanh thu đạt 201,5 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 51,5 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước.
Cao su Phước Hòa (HoSE:
PHR) ghi nhận doanh thu 280 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ nguồn thu từ bán thành phẩm tăng trong khi cho thuê khu công nghiệp ổn định. Lợi nhuận thuần đạt 95 tỷ đồng, tăng 11% nhờ giá bán tăng làm cho lợi nhuận từ kinh doanh mủ cao su tăng. Song lợi nhuận sau thuế giảm 58% xuống 88 tỷ đồng do cùng kỳ năm trước có lợi nhuận khác 170 tỷ đồng từ tiền đền bù hỗ trợ thiệt hại khi bàn giao đất thực hiện dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2.
Tương tự, Tập đoàn Cao su Việt Nam (HoSE:
GVR) báo cáo doanh thu thuần đạt 4.949 tỷ đồng, tăng 78%; lãi sau thuế 1.216 tỷ đồng, gấp 3,5 lần quý I/2020. Nguyên nhân là nhờ sản lượng tiêu thụ và giá bán các sản phẩm mủ cao su tăng cao, ổn định; doanh thu cho thuê hạ tầng khu công nghiệp tăng; sản lượng tiêu thụ và giá bán một số mặt hàng gỗ, sản phẩm công nghiệp cao su tăng.
Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là mảng sản xuất và kinh doanh mủ cao su, doanh thu đạt 2.719 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp cải thiện từ 16,7% lên 25,9%. Lợi nhuận trước thuế 395 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 7,3 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng