Đa phần cổ phiếu của doanh nghiệp bảo hiểm đều giảm giá trong nửa đầu năm sau đợt tăng mạnh vào nửa cuối năm trước.
Lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm cải thiện trong quý I nhờ diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán.
Thăng hoa trong nửa cuối năm 2020 nhưng đa phần cổ phiếu nhóm bảo hiểm nằm ngoài con sóng tăng của thị trường chứng khoán nửa đầu năm, trong khi các cổ phiếu khác trong nhóm tài chính như chứng khoán và ngân hàng đều tăng giá rất mạnh.
Cổ phiếu của Tập đoàn Bảo Việt (HoSE:
BVH) đã tăng rất mạnh từ vùng giá 40.000 đồng/cp lên 70.000 đồng/cp trong nửa cuối năm 2020, tức tăng 75%. Song, trong nửa đầu năm nay, mặc dù thị trường chứng khoán liên tiếp lập đỉnh mới, thanh khoản đột biến thì cổ phiếu
BVH giảm từ 70.000 đồng/cp xuống 55.500 đồng/cp, giảm 16%.
Cổ phiếu
MIG của Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội mới chào sàn HoSE vào đầu năm nay. Cổ phiếu này có vài phiên tăng giá lên vùng 19.000 đồng/cp thì sau đó hầu như đi ngang quanh vùng 16.000-17.000 đồng/cp. Thị giá
MIG mới tăng trở lại vùng giá 19.350 đồng trong phiên giao dịch 10/6 cùng với việc sắp triển khai chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 10%.
Tương tự, cổ phiếu của Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (HoSE:
BIC) cũng tăng giá 47% trong nửa cuối năm 2020 lên vùng 23.000 đồng/cp. Sang nửa đầu năm nay, cổ phiếu này bắt đầu giảm và dần đi ngang quanh vùng 20.000-22.000 đồng/cp.
Dù vậy, vẫn có ngoại lệ trong nhóm bảo hiểm là cổ phiếu
PTI của Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (HNX:
PTI) ghi nhận tăng giá 35% từ 23.000 đồng/cp đầu năm lên 31.500 đồng/cp.
Đơn vị: đồng
Lợi nhuận nhóm bảo hiểm tăng mạnh nhờ hoàn nhập dự phòng
Nghịch lý là giá cổ phiếu giảm trong khi lợi nhuận của đa phần doanh nghiệp bảo hiểm trong quý I đều tăng trưởng. Đối với lĩnh vực đặc thù như bảo hiểm thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm thường lỗ hoặc lợi nhuận thấp và được bù đắp bởi hoạt động tài chính.
Đơn vị: tỷ đồng
Tập đoàn Bảo Việt cho biết thị trường tài chính diễn biến tích cực, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã giúp lợi nhuận sau thuế quý I đạt 499 tỷ đồng, gấp 4,7 lần cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính ghi nhận 1.926 tỷ đồng, tăng 52%; hoạt động kinh doanh bảo hiểm lỗ gộp 169 tỷ đồng.
Theo SSI Research, lợi nhuận Bảo Việt trong quý I cải thiện do cùng kỳ năm trước có khoản trích lập dự phòng lớn đối với danh mục đầu tư cổ phiếu (340 tỷ đồng). Dù vậy, mảng kinh doanh cốt lõi của đơn vị cũng có cải thiện, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 13,3%, biên lợi nhuận khai thác mới tăng lên 30% và lợi nhuận hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ cũng tăng vọt.
Công ty
PVI (HNX:
PVI) ghi nhận lãi quý I đạt 190 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đến từ việc doanh nghiệp được hoàn nhập gần 7 tỷ đồng dự phòng giảm giá đầu tư trong khi năm trước trích lập 110 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý I, doanh nghiệp có 9.429 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm 7.214 tỷ tỷ đồng nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi và trái phiếu) và 2.251 tỷ chứng khoán kinh doanh (cổ phiếu và trái phiếu).
Tổng công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (HNX:
VNR) báo cáo lãi quý I gấp 5 lần đạt 113 tỷ đồng nhờ lợi nhuận hoạt động tài chính đạt 95 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 3,4 tỷ đồng. Trong khi lãi gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm chỉ tăng 23% đạt 53 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng cải thiện lợi nhuận đáng kể như Công ty Bảo hiểm BIDV (HoSE:
BIC) ghi nhận lãi tăng 27% đạt 77 tỷ đồng nhờ lợi nhuận hoạt động tài chính tăng 122% so với cùng kỳ năm trước; Bảo hiểm Quân đội (HoSE:
MIG) báo cáo lợi nhuận 37 tỷ đồng, tăng 28% so với quý I/2020…
Doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất ghi nhận lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước là Tái bảo hiểm
PVI (HNX:
PRE). Doanh thu bảo hiểm và tài chính của doanh nghiệp cùng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng chi phí tăng cao hơn đã đẩy lợi nhuận giảm 11% xuống 32 tỷ đồng.