• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,67 +5,97/+0,48%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:05:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,67   +5,97/+0,48%  |   HNX-INDEX   223,13   +0,88/+0,40%  |   UPCOM-INDEX   91,91   +0,09/+0,10%  |   VN30   1.296,99   +5,05/+0,39%  |   HNX30   474,00   +2,26/+0,48%
26 Tháng Mười Một 2024 10:05:54 SA - Mở cửa
Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu thủy sản đông lạnh Việt Nam và 10 nước
Nguồn tin: BizLive | 11/06/2021 4:29:43 CH
Cảng Trạm Giang - một trong những trung tâm trung chuyển lớn ở Trung Quốc, sẽ tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ các nước sản xuất thủy sản lớn gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, cùng với 8 quốc gia châu Á khác từ 20/6 đến 15/7/2021.

 
Ảnh minh họa.
 
Các nhà chức trách Trung Quốc sẽ áp đặt các hạn chế nhập khẩu thủy sản đối với một số quốc gia châu Á trong bối cảnh COVID bùng phát mới nhất ở tỉnh Quảng Đông, vì biến thể Ấn Độ nhanh đang nổi lên như một mối đe dọa đối với khu vực.
 
Tạm ngừng nhập khẩu bắt đầu từ 20/6 đến 15/7
 
Theo Undercurrent, ít nhất hai nguồn tin ở Trung Quốc cho biết đã nhận được thông báo từ hải quan địa phương và công ty cảng vào ngày 3/6, về việc tạm ngừng nhập khẩu bắt đầu từ 20/6 đến 15/7.
Theo thông báo, Cảng Trạm Giang “sẽ không chấp nhận thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ các quốc gia sau đây, gồm: Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Mông Cổ. Các quốc gia khác không được đề cập được nhập khẩu như bình thường”.
Tuy nhiên, hiện nay công ty Cảng Quốc tế Trạm Giang vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo công khai nào về các hạn chế nhập khẩu.
Trạm Giang, cách Quảng Châu 2 giờ đi tàu cao tốc, là nơi có hơn 100 nhà chế biến tôm quy mô vừa và nhỏ. Thành phố này từng được mệnh danh là “thủ phủ tôm” của Trung Quốc, các nhà chế biến tôm địa phương có xu hướng tìm nguồn tôm nguyên liệu từ nước ngoài, đặc biệt là Ấn Độ.
Do vậy, ngành tôm ở đây lo ngại các hạn chế nhập khẩu sắp tới sẽ gây ra sự gián đoạn lớn cho các công ty chế biến trong khu vực, và nhiều nhà máy có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo đủ nguyên liệu để chế biến.
Tháng trước, hải quan Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu từ 5 công ty thủy sản Ấn Độ sau khi phát hiện dấu vết của Covid-19 trên bao bì bên ngoài của các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Do vậy, việc thông quan đối với thuỷ sản nhập khẩu, đặc biệt là từ Ấn Độ, bị thắt chặt tại cảng Trạm Giang kể từ tháng trước. 
Hội chợ Triển lãm Sản phẩm Nuôi trồng Thủy sản Quốc tế Trung Quốc, dự kiến được tổ chức tại Trạm Giang từ ngày 18 đến 20/6/2021 đã bị hoãn do tình hình Covid-19 và các biện pháp chống dịch quốc gia.
 
Chủ động tìm giải pháp khắc phục khó khăn
 
Trao đổi với BizLIVE, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ: Thứ nhất là VASEP vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ các bên của Việt Nam, tin này VASEP nhận được thông tin từ báo chí nước ngoài, cho nên hiện tại chúng tôi vẫn đang tìm hiểu thông tin chính thức. 
Tuy nhiên, nếu vấn đề này thật sự xảy ra như báo chí nước ngoài đưa tin thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhưng với tình hình hiện nay thì chúng ta cũng cần phải thông cảm, vì đây là biện pháp việc phòng chống dịch Covid-19.
Chúng tôi đang cố gắng có được thông tin sớm nhất từ phía Trung Quốc, để cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tìm cách làm sao giảm thiểu tối đa những rủi ro hoặc những thiệt hại nếu có thể xảy ra, và đồng thời hy vọng phía Trung Quốc sẽ sớm có những giải pháp hoàn hảo hơn. 
Ông Hòe phân tích, sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Đối với những container đang lênh đênh trên biển hoặc những container hàng chuẩn bị giao cho nhà nhập khẩu nhưng còn ở Việt Nam, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cùng với các nhà nhập khẩu Trung Quốc tìm kiếm những cảng thay thế, hoặc là một số khu vực nào để vẫn có thể duy trì được hoạt động xuất khẩu mà không bị gián đoạn quá nhiều làm ảnh hưởng cả 2 bên.
Những container hàng đã vào cảng Trạm Giang rồi mà gặp tình trạng này thì các bên sẽ ngồi lại bàn bạc tìm giải pháp. Một là chờ hoặc đưa hàng quay về để xuất đi cảng khác… tùy theo quyết định của chủ cont hàng và nhà nhập khẩu. Bây giờ không thể tìm cách giải quyết từ phía các cơ quan thẩm quyền, vì không thể kiến nghị trong trường hợp này.
 

TRUNG QUỐC LÀ THỊ TRƯỜNG LỚN THỨ 3 CỦA THUỶ SẢN VIỆT NAM
 
Theo VASEP, 5 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam, đứng sau khối thị trường CPTPP và Mỹ. Từ 1/1 đến 15/5, xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc đạt 346 triệu USD, giảm 3,8 % so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 12,31% thị phần.
“Thị trường Trung Quốc cũng đang phục hồi dần nhưng khá chậm do vấn đề tâm lý và do tình hình dịch bệnh. Hy vọng, sau khi Trung Quốc chủng ngừa xong và tình hình dịch bệnh ở nước này ổn định trở lại thì có thể họ sẽ quay trở lại nhập khẩu như trước, vì dù sao Trung Quốc vẫn là thị trường lớn và có nhu cầu cao đối với các sản phẩm thủy sản đông lạnh”, ông Hòe nói.   
Kể từ mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã nhiều lần phát hiện coronavirus trên bao bì của thủy sản đông lạnh nhập khẩu. Năm 2020 nhập khẩu thủy sản của nước này giảm 20%.