• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.267,45 -3,45/-0,27%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:25:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.267,45   -3,45/-0,27%  |   HNX-INDEX   225,66   -0,84/-0,37%  |   UPCOM-INDEX   92,19   +0,07/+0,07%  |   VN30   1.344,64   -5,08/-0,38%  |   HNX30   485,70   -2,66/-0,54%
24 Tháng Mười 2024 11:34:03 SA - Mở cửa
MASVN - Ngành phân bón hứa hẹn khởi đầu mới sau chu kỳ đi xuống kéo dài
Nguồn tin: Người đồng hành | 16/06/2021 1:55:05 CH
Giá nông sản tăng kéo theo nhu cầu phân bón tăng 8,2% trong 4 tháng đầu năm.
Diện tích đất canh tác thu hẹp dần qua từng năm do chuyển đổi từ cây trồng theo vụ sang cây lâu năm.
Các doanh nghiệp ngành phân bón có kết quả kinh doanh tích cực trong 2 quý gần đây.
 
Báo cáo ngành phân bón của Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết giá nông sản tăng mạnh kéo theo nhu cầu về phân bón.
 
Theo MASVN, sau khi tạo đáy vào tháng 4/2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá nông sản hồi phục và tăng lên mức cao nhất trong 5 năm. Chỉ số giá nông sản và ngũ cốc của WorldBank có mức tăng lần lượt 36,6% và 36,4% từ đáy tháng 4 năm ngoái.
 
Giá phân bón thế giới tạo đáy vào tháng 6/2020, trễ 2 tháng so với giá nông sản. Chỉ số giá phân bón của WorldBank sau đó cũng tăng lên mức cao nhất trong 5 năm, đạt 58,8%. Giá phân bón Việt Nam cũng tăng mạnh từ cuối tháng 12 năm ngoái sau khi tạo đáy trong khoảng thời gian tháng 7 – 10/2020. Bên cạnh giá, khối lượng tiêu thụ phân bón của Việt Nam cũng tăng 8,2% trong 4 tháng đầu năm nay.

 
Nhu cầu phân bón tăng cũng kéo theo giá nguyên liệu đầu vào như khí thiên nhiên và dầu nhiên liệu (dầu F0, giá bán khí ở Việt Nam neo theo giá dầu F0) tăng 106% từ mức đáy vào cuối tháng 3/2020.
 
Đối với nguyên liệu đầu vào của phân lân và kali, acid phosphotic tại Trung Quốc và quặng phosphoric Bắc Phi tăng lần lượt 58% và 80%. Riêng giá kali đang cải thiện mạnh mẽ ở thị trường Mỹ, bên cạnh đó Liên minh châu Âu bắt đầu áp lệnh cấm vận với Belarus – nơi có nhà sản xuất Kalu lớn nhất thế giới khiến giá kali có thể tiếp tục tăng cao.
 
Như vậy, giá bán và chi phí đầu vào đều đã tăng mạnh khiến triển vọng ngành phân bón ngắn hạn khó dự đoán. Tuy nhiên, nếu giá nông sản giữ được mức cao hoặc tiếp tục tăng sẽ hỗ trợ ngành phân bón trong trung và dài hạn.
 
Diện tích đất canh tác xu hướng thu hẹp dần trong dài hạn
 
Theo Tổng cục Thống kê, diện tích đất canh tác bắt đầu giảm với tăng trưởng kép hàng năm CAGR âm 1%/năm từ đỉnh năm 2013. Sự suy giảm chủ yếu đến từ diện tích trồng cây có mùa vụ như lúa, ngô, mía… được chuyển đổi cơ cấu sang cây lâu năm gồm cây ăn trái, cây công nghiệp.
 
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng khiến tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm bền vững từ năm 2005 đến nay, theo đó tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cũng suy giảm. Hiện tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp trong GDP Việt Nam đang ở mức 14% (trung bình thế giới 10,2%) nhưng sử dụng tới 37% tỷ lệ lao động (trung bình thế giới 27%).
 
Ngoài ra, từ năm 2013 mức độ tiêu thụ phân bón tại Việt Nam đã đạt đỉnh 484 kg/ha và giảm dần về còn 415 kg/ha năm 2018 – mức cao nhất trong khu vực tại thời điểm đó. MASVN cho biết điều này thể hiện mức độ thâm nhập thị trường của phân bón đã sớm giới hạn.
 
Kết quả kinh doanh tích cực 
 
Các doanh nghiệp ngành phân bón trên sàn mà MASVN quan sát gồm có Đạm Cà Mau (HoSE:DCM), Đạm Phú Mỹ (HoSE:DPM), DAP Vinachem (UPCoM:DDV), Phân bón Bình Điền (HoSE:BFC), Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX:LAS) và Phân bón Miền Nam (HoSE:SFG) đều có kết quả kinh doanh tích cực trong 2 quý gần đây, sự cải thiện đến từ doanh thu lẫn biên lợi nhuận so với cùng kỳ.

 
Hiện tại chính sách thuế xếp phân bón vào nhóm không chịu thuế GTGT nên khách hàng không phái trả thêm 10% VAT khi mua, tuy nhiên khi doanh nghiệp thanh toán các chi phí đầu vào của quá trình sản xuất vẫn phải chịu 10% thuế GTGT.
 
Mới đây, ngày 6/5, Chính phủ ban hành Nghị quyết 48 về việc sửa đổi, bổ sung luật thuế GTGT. Nếu luật thuế mới được thông qua, ngành phân bón sẽ chịu 5% thuế GTGT, nghĩa là giá bán tăng 5% nhưng doanh nghiệp sẽ được khấu trừ toàn bộ 10% thuế GTGT cho các chi phí đầu vào. MASVN nhận định đây là thay đổi tích cực đối với ngày phân bón.