• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 7:36:54 SA - Mở cửa
HVN: Dự kiến thua lỗ 10.000 tỷ đồng sau 2 quý, cổ phiếu Vietnam Airlines đứng trước nguy cơ hủy niêm yết
Nguồn tin: BizLive | 16/06/2021 4:48:36 CH
Trong trường hợp tiếp tục lỗ tiếp hơn 5.000 tỷ đồng trong quý 2 như dự kiến, Vietnam Airlines có thể âm vốn chủ sở hữu lên đến hơn 4.000 tỷ đồng.

 
Ảnh minh họa.
 
Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – mã HVN) dự kiến số lỗ của quý 1/2021 sẽ ở mức 4.800 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng.
 
Ghi nhận trên BCTC hợp nhất quý 1/2021, lỗ lũy kế tính đến 31/3/2021 của hãng hàng không này đã lên đến 14.219 tỷ đồng, vượt cả vốn điều lệ (14.183 tỷ đồng) dẫn đến vốn chủ sở hữu chỉ còn vỏn vẹn hơn 1.000 tỷ đồng. Trong trường hợp tiếp tục lỗ tiếp hơn 5.000 tỷ đồng trong quý 2 như dự kiến, Vietnam Airlines có thể âm vốn chủ sở hữu lên đến hơn 4.000 tỷ đồng.
 
Theo quy định của Luật Chứng khoán, nếu doanh nghiệp có tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp trong BCTC kiểm toán gần nhất trước thời điểm xem xét sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.
 
Do đó, nếu không thể sớm tăng vốn điều lệ, cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thể đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc. Cổ phiếu này cũng đã bị HoSE đưa vào diện cảnh báo từ ngày 15/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 là âm 10.927 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 là âm 9.327 tỷ đồng.
 
Trong một nỗ lực nhằm cứu vãn tình hình, tại ĐHĐCĐ bất thường của Vietnam Airlines diễn ra vào cuối năm ngoái đã thông qua kế hoạch chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu tăng vốn thêm 8.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến nửa đầu năm 2021 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại kế hoạch tăng vốn của Vietnam Airlines vẫn chưa thể triển khai.
 
Số tiền thu dự kiến sẽ được dùng để thanh toán toàn bộ các khoản nợ quá hạn, bù đắp phần vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn tại các ngân hàng và không dùng cho các hoạt động đầu tư, mua sắm hay các hoạt động không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh.
 
Dù vậy, nếu hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines không sớm được cải thiện, 8.000 tỷ đồng vốn điều lệ dự kiến tăng thêm cũng sẽ sớm bị “vét cạn” bởi số lỗ lũy kế không ngừng tăng thêm qua từng quý.
 
 
 
Trong một diễn biến liên quan, vào cuối tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định về việc Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng sau khi cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ.
 
Tổng số tiền giải ngân tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa là 4.000 tỷ đồng. Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm; lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn thực hiện theo quy định tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.
 
Dù vậy, theo báo cáo của Bộ KHĐT, các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói cứu trợ 12.000 tỷ đồng nêu trên nên không cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp hoặc không gia hạn hoặc cấp tiếp hạn mức tín dụng. Trong khi đó, số nợ phải trả quá hạn đã lên đến 6.240 tỷ đồng khiến hãng hàng không này rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản.
 
Theo BCTC hợp nhất quý 1/2021, tính đến hết 31/3/2021, tổng nợ phải trả của Vietnam Airlines lên đến 59.550 tỷ đồng, chiếm 98% tổng tài sản. Trong đó, dư nợ vay tài chính tại các ngân hàng biến động không đáng kể so với đầu năm và vẫn dừng ở mức 34.334 tỷ đồng. Trong khi đó, Hãng hàng không này cũng đã gần cạn tiền với số dư tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn chỉ còn chưa đến 2.100 tỷ đồng.