• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,76 -1,33/-0,11%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,76   -1,33/-0,11%  |   HNX-INDEX   221,07   -0,61/-0,28%  |   UPCOM-INDEX   92,87   +0,03/+0,04%  |   VN30   1.312,66   -2,15/-0,16%  |   HNX30   459,69   -2,11/-0,46%
22 Tháng Giêng 2025 2:06:07 CH - Mở cửa
Chứng khoán Mỹ còn tăng về cuối năm nhưng có 2 lo ngại lớn cần chú ý
Nguồn tin: Người đồng hành | 30/06/2021 4:24:33 CH
Thị trường chứng khoán Mỹ đang chuẩn bị bước vào nửa cuối năm ở mức cao kỷ lục và sẽ còn tiếp tục tăng, chủ yếu nhờ nền kinh tế mạnh và tăng trưởng lợi nhuận bùng nổ.
Lạm phát và khả năng Fed thắt chặt chính sách là hai lo ngại đối với thị trường.
“Thị trường đang chấp nhận mọi con số, bất kể đó là lạm phát, lương hay số việc làm còn trống. Tháng 9 là tháng kỳ diệu đối với mọi người. Nếu tình hình không bắt đầu cải thiện, đó không còn là tình thế Goldilocks nữa”.
 
Thị trường chứng khoán Mỹ đang chuẩn bị bước vào nửa cuối năm với vị thế cao kỷ lục và sẽ còn tiếp tục tăng, chủ yếu nhờ nền kinh tế mạnh và tăng trưởng lợi nhuận bùng nổ. Tuy nhiên, đà tăng không bùng nổ như nửa đầu 2021, với các chỉ số đều tăng hai chữ số, nhiều lần lập đỉnh lịch sử. Giới chiến lược gia lưu ý thị trường có thể đảo chiều. Dù họ đã cảnh báo rủi ro này nhiều lần, Phố Wall vẫn tiếp tục tăng.
 
“Tăng trưởng mạnh, lợi nhuận tốt, lãi suất thấp, thị trường trái phiếu ảm đạm. Lợi suất trái phiếu không thực sự phản ứng trước thông tin về lạm phát”, giám đốc nghiên cứu kinh tế toàn cầu Ethan Harris, Bank of America (BofA), nói. “Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm tốt trong trấn an các làn sóng trên thị trường trái phiếu, do đó đây là thế Goldilocks đối với cổ phiếu”.
 
Goldilocks là thuật ngữ để chỉ nền kinh tế không quá nóng (tăng trưởng nhanh) - có thể dẫn đến lạm phát và vượt ra khỏi tầm kiểm soát - nhưng cũng không quá lạnh (tăng trưởng chậm) khiến nền kinh tế trì trệ và nguy cơ phải đối mặt với suy thoái.
 
Nhưng vẫn có một số rủi ro được giới chiến lược gia lưu ý trong nửa cuối năm nay. Một là Fed có thể bắt đầu thảo luận giảm dần chương trình mua trái phiếu, bước đi đầu tiên hướng đến thắt chặt chính sách tiền tệ nới lỏng thời đại dịch.
 
Hiện chưa rõ khung thời gian triển khai nhưng nhiều nhà quan sát Fed dự đoán ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu thảo luận tại hội thảo thường niên Jackson Hole cuối tháng 8.
 
Rủi ro thứ hai cũng liên quan đến Fed, đó là lo ngại lạm phát không được như kỳ vọng của ngân hàng trung ương Mỹ nhưng là vấn đề lớn hơn đối với nền kinh tế. Ngoài ra, lạm phát tăng còn thúc đẩy khung thời gian tăng lãi suất của Fed. Fed đang dự báo tăng lãi suất từ năm 2023.

 
Diễn biến các chỉ số S&P 500, Dow Jones, Nasdaq kể từ đầu năm.
 
Tháng 9 ‘kỳ diệu’
 
Harris cho rằng kinh tế Mỹ cần cho thấy sự cải thiện trong vài tháng tới, về mặt lao động, thiếu cung và nút thắt cổ chai. Tăng trưởng việc làm mạnh nhưng không bùng nổ như dự báo, các chủ lao động vẫn than phiền tình trạng thiếu nhân lực.
 
“Thị trường đang chấp nhận mọi con số, bất kể đó là lạm phát, lương hay số việc làm còn trống. Tháng 9 là tháng kỳ diệu đối với mọi người. Nếu tình hình không bắt đầu cải thiện, đó không còn là tình thế Goldilocks nữa”, Harris nói. 
 
Tháng 9 là thời điểm trợ cấp thất nghiệp bổ sung đối với nhiều người Mỹ kết thúc, các bậc phụ huynh có thể trở lại làm việc bởi con họ đến trường. Đây cũng là lúc nhiều người lao động trở lại văn phòng.
 
Một yếu tố quan trong nữa đang “lơ lửng” trên các thị trường toàn cầu là đại dịch. Đà lây lan của biến chủng Delta khiến nền kinh tế một số khu vực phải đóng cửa, đặc biệt là ở châu Á.
 
Tuy nhiên, thị trường đến lúc này bắt đầu phớt lờ các lo ngại.
 
“Thị trường không quan tâm đến biến chủng bởi chúng ta càng tiêm chủng nhiều, chúng ta càng có thể ứng phó”, Peter Boockvar, giám đốc đầu tư tại Bleakley Global Advisory, nhận định.
 
Lạm phát là ‘yếu điểm’
 
Boockvar nói thị trường quan tâm nhiều hơn đến lạm phát và cách các ngân hàng trung ương ứng phó trên toàn cầu.
 
“Với tôi, lạm phát là điểm yếu. Và đó chỉ là vấn đề liệu chúng ta có thể loại bỏ điểm yếu này hay lạm phát còn lơ lửng lâu hơn cả khi chúng ta đã quen với số liệu lạm phát nóng”, Boockvar nói. “Nếu bạn bắt đầu nhìn thấy số liệu tháng 8, 9 và 10 phản ánh lạm phát dai dẳng, Fed không còn lựa chọn nào khác ngoài thắt chặt chính sách”.

 
Diễn biến CPI qua các năm.
 
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh mùa xuân năm nay, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 5, tháng nóng nhất kể từ năm 2008 khi giá dầu tăng vọt. Fed đặt mục tiêu lạm phát trung bình quanh 2%.
 
Trong khi đó, thị trường chứng khoán tăng cao hơn khi nhà đầu tư kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm nay là 40%, coi số liệu lạm phát là tạm thời. Nền kinh tế đang bùng nổ và bước sang nửa cuối năm với tăng trưởng dự báo 10,4% trong quý II, theo khảo sát của CNBC/Moody’s Analytics. Tính cả năm 2021, GDP Mỹ dự báo tăng 7,2%.