• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
02 Tháng Mười Hai 2024 8:04:31 SA - Mở cửa
Chứng khoán châu Á giảm, giá dầu đi xuống sau khi OPEC+ nhất trí tăng sản lượng
Nguồn tin: Người đồng hành | 19/07/2021 10:19:38 SA
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 19/7.
Nhà đầu tư theo dõi diễn biến giá dầu sau khi OPEC+ đạt thỏa thuận tăng sản lượng 2 triệu thùng/ngày cho đến hết năm nay.
 
Chỉ số MSCI châu Á -  Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 1,21%.
 
Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 1,41%, Topix giảm 1,44%.
 
Thị trường Trung Quốc đi xuống từ đầu phiên với Shanghai Composite giảm 0,6%, Shenzhen Component giảm 0,216%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,61%.
 
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,96%.
 
ASX 200 của Australia giảm 1,22%.
 
Giá dầu giảm sâu trong phiên giao dịch châu Á với Brent mất 1,22% xuống 72,69 USD/thùng, WTI mất 1,16% xuống 70,98 USD/thùng. Cổ phiếu nhiều công ty dầu tại châu Á – Thái Bình Dương lao dốc như Santos (Australia) giảm 2,56%, Inpex (Nhật Bản) giảm 2,84%, CNOOC (Trung Quốc) giảm 1,85%.
 
OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, ngày 18/7 nhất trí gia hạn thỏa thuận kiểm soát nguồn cung đến hết năm 2022, tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng, từ tháng 8 đến tháng 12, đặt mục tiêu khôi phục toàn bộ mức cắt giảm hiện tại 5,8 triệu thùng/ngày vào tháng 9/2022.
 
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh giá dầu Brent tăng hơn 40% kể từ đầu năm lực cầu phục hồi khi kinh tế toàn cầu thoát ra khỏi đại dịch.