• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
21 Tháng Mười 2024 4:35:14 SA - Mở cửa
Giá gas tăng 30% so với cùng kỳ, doanh nghiệp kinh doanh LPG được hưởng lợi
Nguồn tin: Người đồng hành | 02/07/2021 5:03:05 CH
Tính từ tháng 7/2020, giá sản phẩm gas đã được điều chỉnh tăng 11 lần và chỉ giảm 2 lần. 
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas báo cáo lợi nhuận quý I khả quan.
Giá gas tăng giúp doanh nghiệp kinh doanh gas hưởng lợi nhưng dịch Covid-19 có thể khiến sản lượng giảm.
 
Liên tục được điều chỉnh tăng từ tháng 7/2020, giá gas (khí dầu mỏ hóa lỏng – LPG) tiếp tục được neo ở mức cao và vượt mốc 400.000 đồng mỗi bình 12 kg vào tháng 3. Đến tháng 4 và 5, giá gias bán lẻ bị điều chỉnh giảm xuống vùng 360.000-380.000 tùy thương hiệu nhưng qua tháng 6 và 7 đã bật tăng trở lại. Hiện giá gas ghi nhận mức 400.000-428.000 đồng mỗi bình 12 kg, tăng 6-7% so với đầu năm và tăng 29-30% so với cùng kỳ năm trước.
 
Như vậy, tính từ tháng 7/2020, giá sản phẩm này đã được điều chỉnh tăng 11 lần và chỉ giảm 2 lần. Theo nhiều chuyên gia, diễn biến tăng giá gas là do giá hợp đồng nhập khẩu trên thế giới được ấn định mức 620 USD/tấn, tăng 15% so với đầu năm.

 
Bình gas 12 kg vượt mốc 400.000 đồng.
 
Thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây cạnh tranh gay gắt, bao gồm cả cạnh tranh về giá. Song, tốc độ tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm vẫn cao hơn so với mức trung bình của thế giới và khu vực (khoảng 4%). Tuy nhiên, năm 2020, tiêu thụ LPG chỉ đạt 2,9 tỷ tấn, giảm 6% so với năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Chính phủ thực hiện giãn cách xã hội nên các khách sạn, nhà hàng, quán ăn… đóng cửa, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu giảm.
 
PV Gas (HoSE: GAS) đóng vai trò là nhà sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh LPG hàng đầu Việt Nam, chiếm trên 65% thị trường bán buôn năm 2020, tăng so với mức 60% của 2019. Sản lượng khí gas mà tổng công ty cung ứng ra thị trường năm 2020 đạt 1,9 tỷ tấn, trong đó nhập khẩu chiếm 46,7% chủ yếu từ Trung Quốc, Quata, Kuwait… Doanh thu từ bán LPG của đơn vị năm 2020 tăng nhẹ và chiếm 36% tổng doanh thu với 23.250 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 1.700 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp 15% tổng lợi nhuận gộp PV Gas.
 
Ở mảng bán lẻ, PV Gas phát triển thương hiệu Petrovienam Gas thông qua đơn vị thành viên là Công ty Kinh doanh LPG Việt Nam (HNX: PVG) và Công ty kinh doanh khí niềm Nam (PV Gas South, HNX: PGS). Sản lượng 2 doanh nghiệp khá tương đương nhau với khoảng 250.000 tấn khí gas năm 2020, giữ 2 vị trí dẫn đầu toàn thị trường.
 
LPG được bán buôn dưới hình thức xe bồn, tàu vận chuyển tới các kho chứa của khách hàng. Trong khi LPG bán lẻ được đóng bình 12kg hoặc 45kg bán cho dân dụng hoặc thương mại.
 
Công ty Kinh doanh LPG Việt Nam – tiền thân là Kinh doanh khí miền Bắc (đổi tên đầu 2020) kinh doanh 2 sản phảm chính là LPG và CNG (khí thiên nhiên nén). Doanh nghiệp được giới thiệu đứng trong nhóm đầu thị trường LPG dân dụng miền Bắc, sở hữu hệ thống kho, tạm chiết nạp và mạng lưới phân phối khí gas từ Hà Giang tới Đà Nẵng.
 
PV Gas South có 2 sản phẩm chủ lực là LPG và CNG, sản phẩm LPG đóng góp doanh thu lớn hơn trên 75%. Doanh nghiệp chiếm 34,5% LPB tại thị trường niêm Nam và 13% thị trường cả nước.
 
Trong lộ trình phát triển, PV Gas sẽ thoái toàn bộ vốn góp tại PV Gas South và đẩy mạnh LPG Việt Nam, mục tiêu trở thành đơn vị kinh doanh LPG hàng đầu Việt Nam, đến năm 2025 đạt thị phần 32%. PV Gas hiện sở hữu hơn 51% vốn LPG Việt Nam và 35% vốn PGS.
 
Một đơn vị khác thuộc hệ thống PV Gas là CNG Việt Nam (HoSE: CNG) cũng kinh doanh LPG, nhưng sản lượng năm 2020 đạt 13.632 tấn. Sản phẩm chủ lực của CNG Việt Nam là khí thiên nhiên nén – CNG.
 
Ngoài ra, một số doanh nghiệp trên sàn kinh doanh sản phẩm gas như Công ty cổ phần MT Gas (UPCoM: MTG), Tập đoàn Dầu khí An Pha (HoSE: ASP), Tổng công ty Gas Petrolimex (HoSE: PGC).
 
Tập đoàn Dầu khí An Pha hiện chiếm khoảng 10% thị phần gas với các thương hiệu như Bình Minh, Nam Gas, Hướng Dương, Ngọn Lửa Thần…, thuộc top 3 toàn thị trường. Sản lượng bán ra năm 2020 đạt 175.711 tấn, tăng 13% so với năm trước. Tiêu thụ gas bình dân dụng có sự suy giảm do hệ thống khách hàng HORECA (khách sạn, nhà hàng, quán) giảm tiêu dùng nhưng gas công nghiệp và bồn thương mại tăng mạnh.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Nhìn chung, trong năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng cuộc chiến giá dầu đã khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp gas giảm sâu. Quý I năm nay, hầu hết doanh nghiệp kinh doanh gas đều báo cáo lợi nhuận cải thiện so với cùng kỳ năm trước nhờ giá nhập hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào ổn định. Trong khi quý I/2020, giá nhập hàng hóa, nguyên vật liệu giảm sâu, bất thường đã gây thiệt lại về chênh lệch giá hàng tồn kho.  
 
Như vậy, diễn biến tăng giá gas thời gian vừa qua có thể giúp các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng hưởng lợi. Tuy nhiên, dịch covid-19 tái bùng phát mạnh mẽ gần đây khiến nhu cầu sử dụng gas tại các nhà hàng, khách sạn giảm sút khiến sản lượng các doanh nghiệp này giảm.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức