EU tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ đối với thép nhậu khẩu nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ Việt Nam. HSG, NKG đang nắm bắt tốt cơ hội xuất khẩu do các nhà máy còn dư địa tăng trưởng lớn.
Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới công bố báo cáo triển vọng ngành thép 6 tháng cuối năm 2021. Theo đó, VDSC đưa ra nhận định rằng, ngành thép Việt Nam đang nắm bắt tốt các cơ hội từ nhu cầu phục hồi ở các nước nhờ chi phí sản xuất cạnh tranh và khả năng sản xuất ổn định bất chấp đại dịch.
Thống kê của VDSC cho thấy, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép) tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 11%. Tăng trưởng xuất khẩu thép thành phẩm thậm chí còn ấn tượng hơn khi đạt 73% so với cùng kỳ 2020.
Trong mảng thép xây dựng, sản lượng bán hàng tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2021, nhưng nhu cầu nội địa có thể yếu hơn trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 do tính thời vụ, giá bán cao và tác động tiêu cực của COVID-19. Doanh số bán thép xây dựng tăng 14% so với cùng kỳ trong 5 tháng và đạt 4,6 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa tăng 12% so với cùng kỳ 2020.
“Sau khi tăng mạnh trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5, chúng tôi nhận thấy sản lượng bán hàng của các nhà sản xuất thép nội địa đang yếu đi trong tháng 6. Mùa mưa và làn sóng COVID-19 mới đã khiến cho hoạt động xây dựng trở nên trì trệ. Bên cạnh nhu cầu yếu từ ngành xây dựng, các đại lý cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ do giá thép tăng từ 14,5 triệu đồng/tấn trong tháng 3 lên 17,5 triệu đồng/tấn trong tháng 6 (chưa bao gồm VAT).
Vì vậy, chúng tôi cho rằng nhu cầu trong nước trong quý 3 có thể thấp hơn so với quý 2 do mùa mưa và tác động của COVID-19. Chúng tôi kỳ vọng các nhà sản xuất thép sẽ giảm giá bán trong tháng 7 trước khi điều chỉnh cho các tháng tiếp theo do sự tăng lên của giá nguyên liệu”, báo cáo của VDSC nêu.
Trong mảng thép xây dựng, HPG và Formosa tiếp tục giành thêm 2,0 và 1,4 điểm phần trăm thị phần trong 5 tháng đầu năm 2021 so với năm 2020.
Trong khi đó, với mảng tôn mạ, VDSC đưa ra đánh giá tích cực hơn do nhu cầu thép tại Châu Âu và Bắc Mỹ hiện cao, nhờ được thúc đẩy bởi sự phục hồi của hoạt động xây dựng khi dịch bệnh đang được kiểm soát tốt hơn. Bên cạnh đó, EU sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu thêm 3 năm nữa. Các biện pháp này chủ yếu nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Do đó, chính sách này tiếp tục duy trì điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ Việt Nam.
“Bên cạnh đó, chênh lệch giá thép giữa Châu Âu, Bắc Mỹ và Việt Nam ngày càng tăng, đồng nghĩa với mức biên lợi nhuận tốt cho các nhà xuất khẩu nội địa. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng sản lượng xuất khẩu vẫn sẽ tăng mạnh trong 2 quý cuối năm 2021 như trong 6 tháng đầu năm”, VDSC cho biết.
Mảng tôn mạ,
HSG và
NKG đang nắm bắt tốt cơ hội xuất khẩu do các nhà máy còn dư địa tăng trưởng lớn. Thị phần của
HSG tăng từ 33,4% trong năm 2020 lên 37,2% trong 2021, trong khi, thị phần của
NKG cũng tăng từ 14,4% lên mức 16%. Tại thị trường ống thép, thị phần của
HSG và
NKG cũng tăng lần lượt 3,5 và 2,2 điểm phần trăm.
Theo ước tính của VDSC, lợi nhuận sau thuế ước tính của HPG sẽ vào khoảng khoảng 10.200 tỷ đồng trong quý 2 và 8.900 tỷ đồng trong quý 3. Đồng thời điều chỉnh dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2021 tăng 17% từ 29.000 tỷ đồng lên 34.000 tỷ đồng.
Quý 1, HPG đạt doanh thu 31.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 7.000 tỷ đồng. Theo ông Trần Tuấn Dương, Phó Chủ tịch HĐQT, kết quả kinh doanh quý 2 có thể tốt hơn quý đầu năm.
Trong quý 1/2021 Thép Nam Kim (
NKG) doanh thu gần gấp đôi lên 4.853 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 319 tỷ đồng, gấp 7,7 lần kết quả cùng kỳ năm trước.
Ước kết quả kinh doanh tháng 5/2021 của
HSG cũng ghi nhận doanh thu, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, lần lượt đạt 4.566 tỷ đồng và 602 tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng NĐTC 2020-2021 (từ 01/10/2020 đến 31/5/2021) sản lượng tiêu thụ
HSG ước đạt 1.518.392 tấn, doanh thu
HSG ước đạt 29.062 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế
HSG ước đạt 2.810 tỷ đồng. Với kết quả này,
HSG đã thực hiện được 84% kế hoạch sản lượng, 88% kế hoạch doanh thu và 187% kế hoạch lợi nhuận NĐTC 2020-2021.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu các doanh nghiệp thép như HPG,
HSG,
NKG đã tăng mạnh thời gian vừa qua, lần lượt ghi nhận mức đỉnh lịch sử.