15h00
Áp lực bán đột ngột dâng cao ở phiên ATC và điều này khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn lao dốc. Các chỉ số vì vây cũng nới rộng đà giảm, trong đó, VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất phiên. Các cổ phiếu như VRE, VPB, VCB, MSN, VHM, TCB, SSI, HPG, CTG... đều đồng loạt lao dốc mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 24,84 điểm (-1,92%) xuống 1.268,83 điểm. Toàn sàn có 97 mã tăng, 282 mã giảm và 38 mã đứng giá. HNX-Index giảm 4,08 điểm (-1,33%) xuống 301,89 điểm. Toàn sàn có 39 mã tăng, 100 mã giảm và 229 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,2 điểm (1-1,4%) xuống 84,27 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 22.800 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh chiếm 20.800 tỷ đồng, tăng 18%. Riêng sàn HoSE giá trị khớp lệnh là 18.000 tỷ đồng, tăng 20%.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h30
Về cuối phiên sáng, áp lực bán đã bị đẩy lên mức cao và điều này đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm sâu. Trong đó, VRE giảm 3%, MSN giảm 2,4%, VCB giảm 1,9%, MWG giảm 1,8%...
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 8,35 điểm (-0,65%) xuống 1.285,32 điểm. Toàn sàn có 102 mã tăng, 247 mã giảm và 52 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,49 điểm (-0,49%) xuống 304,48 điểm. Toàn sàn có 58 mã tăng, 124 mã giảm và 186 mã đứng giá.
Thanh khoản tăng mạnh so với cùng thời điểm phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 12.600 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 12.000 tỷ đồng, tăng 31% so với phiên sáng hôm qua. Giá trị khớp lệnh riêng HoSE chiếm 10.500 tỷ đồng, tăng 33%.
Khối ngoại mua ròng trên cả 3 sàn giao dịch trong đó riêng HoSE ròng vốn này mua ròng hơn 190 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h58
VN-Index vẫn đang giao dịch hẹp dưới mốc tham chiếu, nhóm cổ phiếu lớn vẫn có sự phân hóa mạnh nhưng sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế hơn.
STB, FPT, LPB, BCM, GVR... là các cổ phiếu đang làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ VN-Index. Hiện tại, STB tăng 5,5% lên 29.550 đồng/cp và khớp lệnh 41 triệu đơn vị. Có lúc, STB được kéo lên mức giá trần 29.950 đồng/cp. FPT tăng 2,8% lên 91.900 đồng/cp, LPB tăng 1,9% lên 23.950 đồng/cp.
VN-Index giảm 5,33 điểm (-0,41%) xuống 1.288,34 điểm. HNX-Index giảm 0,26 điểm (-0,08%) xuống 305,71 điểm. UPCoM-Index giảm 0,82 điểm (-0,96%) xuống 84,75 điểm.
9h45
Mở cửa phiên giao dịch ngày 23/7, sắc đỏ đã áp đảo nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này đẩy các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, nhờ lực nâng đỡ của một số cổ phiếu vốn hóa lớn nên có thời điểm VN-Index và HNX-Index bật tăng trở lại.
Hiện tại, lực bán vẫn lớn và khiến sắc đó vẫn chiếm ưu thế hơn ở nhóm trụ cột. Các mã như VRE, VIB, TPB, MSN, TCB, MWG, HPG, VHM... đồng loạt giảm giá và gây áp lực rất lớn lên các chỉ số.
Chiều ngược lại, STB bất ngờ tăng 3,9% lên 29.100 đồng/cp và khớp lệnh gần 15 triệu đơn vị. BCM tăng 1,4% lên 42.100 đồng/cp, FPT tăng 1% lên 90.300 đồng/cp.
Hiện tại, VN-Index giảm 3,83 điểm (-0,3%) xuống 1.289,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 115 triệu cổ phiếu, trị giá 3.500 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,04 điểm (0,01%) lên 306,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 18 triệu cổ phiếu, trị giá 393 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,77 điểm (-0,9%) xuống 84,8 điểm.
Các chỉ số tăng điểm mạnh trong phiên 22/7 trước sự bứt phá của nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Thanh khoản thị trường cái thiện đáng kể so với phiên trước đó với giao dịch khớp lệnh là 17.600 tỷ đồng, tăng 20%.
Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh với hơn 500 tỷ đồng. Trong đó, dòng vốn này tiếp tục bán ròng mạnh cổ phiếu VIC với giá trị 450 tỷ đồng và hầu hết thông qua phương thức khớp lệnh.
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) dự báo thị trường có thể tiếp tục hồi phục với target là ngưỡng kháng cự vừa mang tính tâm lý lẫn kỹ thuật quanh 1.300 điểm.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị nhà đầu tư chọn những cổ phiếu cơ bản tốt để tích lũy vào tài khoản của mình.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 22/7, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 25,35 điểm, tương đương 0,07%, lên 34.823,35 điểm. S&P 500 tăng 8,79 điểm, tương đương 0,2%, lên 4.367,48 điểm. Nasdaq tăng 52,64 điểm, tương đương 0,36%, lên 14.684,6 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng trong phiên 22/7. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 1,25%. Thị trường Nhật Bản nghỉ lễ. Thị trường Trung Quốc đi lên từ đầu phiên với Shanghai Composite tăng 0,34%, Shenzhen Component tăng 0,326%. Hang Seng của Hong Kong tăng 1,83%, trong nhóm tăng mạnh nhất khu vực. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,07%. ASX 200 của Australia tăng 1,06%.
Chốt phiên 22/7, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 1,56 USD, tương đương 2,2%, lên 73,79 USD/ounce. Giá dầu WTI tương lai tăng 1,61 USD, tương đương 2,3%, lên 71,91 USD/ounce.